5 Sai Lầm Phổ Biến Khi Sinh Viên Đi Thực Tập Gây Hậu Quả Khôn Lường

Đi thực tập là dịp để sinh viên được tiếp xúc với công việc thực tế, hình dung được rõ hơn về những việc mình sẽ làm sau khi ra trường, từ đó, các em sẽ có định hướng nghề nghiệp chính xác hơn, trau dồi thêm nhiều hành trang hơn để tự tin vào đời. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng nhận được toàn bộ những giá trị ấy sau khi thực tập, thậm chí các em có thể phải đối mặt với những hậu quả khôn lường khi mắc phải một số sai lầm phổ biến sau:

>> Sinh viên có nên đi thực tập sớm không, công ty có nhận không?

1. Sai lầm khi sinh viên xem nhẹ việc thực tập

Có một số sinh viên cho rằng thực tập chỉ là một quá trình đi làm thử để xem môi trường làm việc thế nào, công việc cụ thể ra sao, và nó chỉ kéo dài vỏn vẹn có 3 tháng, nên đã có tâm lý xem nhẹ việc việc thực tập. Đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, nó sẽ khiến quá trình đi thực tập của sinh viên trở nên vô nghĩa, mất thời gian loay hoay suốt 3 tháng mà chẳng học hỏi được gì, cơ hội được đưa tới tay mà không biết nắm bắt. Để có thể học hỏi thêm nhiều điều, củng cố năng lực chuyên môn, tích luỹ kiến thức, kỹ năng và hành trang cho việc ứng tuyển sau khi ra trường, thì sinh viên không được xem nhẹ việc thực tập, thay vào đó, các em cần cực kỳ tập trung và nghiêm túc trong giai đoạn ấy.

2. Sinh viên thiếu chăm chỉ khi đi thực tập

Đi thực tập là một hình thức khác của việc đi học trên trường, tức là dù không trực tiếp đến giảng đường, nhưng các em vẫn sẽ học hỏi được nhiều kiến thức thực tiễn từ công việc, từ các anh chị trong công ty khi đi thực tập. Chính vì thế, để học hỏi được nhiều điều thì tất nhiên sinh viên cần phải siêng năng, chăm chỉ, còn những bạn nào thiếu chăm chỉ khi đi thực tập thì đó thật sự là một sai lầm lớn, gây ra những hậu quả khôn lường. Nó sẽ khiến các em tạo ấn tượng xấu trong mắt cấp trên và các anh chị đồng nghiệp trong công ty, vì chỉ mới thực tập mà đã đi trễ về sớm, thường xin nghỉ đột xuất, rồi khi được giao những công việc đơn giản thì cũng chẳng làm tốt, lười biếng, đùn đẩy công việc, đi thực tập mà như đi chơi. Điều này vừa làm xấu hình tượng, vừa khiến sinh viên chẳng học hỏi được gì, vừa tạo cho các em thói quen xấu là lười biếng.

>> Có nên đi thực tập không lương để lấy kinh nghiệm?

3. Sinh viên thiếu nghiêm túc khi đi thực tập

Đi thực tập đòi hỏi sinh viên phải tập trung cao độ và đảm bảo nghiêm túc hoàn thành những việc được giao. Càng nghiêm túc với công việc thì các em sẽ càng có nhiều cơ hội được cọ xát, học hỏi, nâng cao năng lực bản thân. Ngược lại, nếu sinh viên thiếu nghiêm túc khi đi thực tập, cho rằng mình toàn được giao việc lặt vặt nên không có hứng thú để làm, thì đó chính là một sai lầm lớn. Chính sự thiếu nghiêm túc, hời hợt với công việc sẽ khiến mình đạt kết quả làm việc không tốt, thường để xảy ra sai sót, việc nhỏ làm không xong thì làm sao công ty dám tin tưởng giao cho các em làm những việc lớn hơn? Ngoài ra, tâm lý đó cũng sẽ khiến các em bị thiếu khiêm tốn, tự tin thái quá về bản thân dù thật sự năng lực của mình cũng chưa quá tốt, các kiến thức trên trường chỉ là lý thuyết, các em vẫn còn phải học hỏi thêm nhiều.

4. Sai lầm khi sinh viên không chủ động học hỏi

Đi thực tập là cơ hội rất lớn để sinh viên được học hỏi những điều không có trong sách vở, những kiến thức thực tiễn mà các em chưa được tiếp thu ở môi trường đại học. Chính vì thế, những bạn nào chủ động học hỏi, chủ động quan sát, lắng nghe để trau dồi thêm nhiều kiến thức cho bản thân thì đó là một điều tốt. Ngược lại, nếu sinh viên lười nhác, không chủ động học hỏi khi đi thực tập thì đó là một sai lầm nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả khôn lường, khiến các em mất thời gian đi thực tập mà cuối cùng vẫn chẳng tiến bộ, chẳng học hỏi thêm được gì. Nhiều khi điều đó cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả thực tập, hoặc tệ hơn là công ty sẽ không đồng ý đóng dấu thực tập vì thấy các em không có sự cố gắng học hỏi.

>> Cảm thấy lạc lõng khi đi thực tập thì phải làm sao?

5. Sai lầm khi thiếu chỉn chu trong báo cáo thực tập

Sau khi kết thúc kỳ thực tập, sinh viên sẽ phải nộp báo cáo thực tập để tính điểm, hoặc một số trường đại học sẽ yêu cầu sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp luôn. Dù là báo cáo thực tập hay khoá luận tốt nghiệp thì nó cũng sẽ được tính điểm và ảnh hưởng khá nhiều đến điểm trung bình tích luỹ và kết quả xếp loại tốt nghiệp của các em. Nếu thiếu chỉn chu trong báo cáo thực tập thì đó chính là một sai lầm lớn của sinh viên khi đi thực tập, vì nó sẽ khiến điểm số bị kém. Chính vì thế, các em phải cố gắng tập trung, dành thời gian và tâm huyết để hoàn thành tốt báo cáo thực tập, và làm theo dạng cuốn chiếu, vừa thực tập vừa làm bài, tránh việc để tới cuối kỳ thực tập nước đến chân mới nhảy, thì sẽ khó lòng đạt kết quả tốt.

Trên đây là 5 sai lầm phổ biến khi sinh viên đi thực tập gây ra nhiều hậu quả khôn lường, tốt nhất là các em đừng mắc phải những điều ấy. Hy vọng rằng thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Phỏng vấn thực tập sinh có khó không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?