Cách Chia Nhỏ Kiến Thức & Thời Gian Để Học Hiệu Quả

Đa số sinh viên đều muốn mình sẽ mang về kết quả học tập tốt, đạt xếp loại học lực từ khá, giỏi trở lên. Để làm được điều đó thì các em cần phải chăm chỉ, tập trung và nỗ lực trong suốt 4 năm đại học, đồng thời, phải biết cách học và phân bổ thời gian, sắp xếp lịch học sao cho tối ưu nhất. Hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu cách giúp sinh viên chia nhỏ kiến thức & thời gian để học hiệu quả, nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng khi tìm hiểu rồi thì các em sẽ thấy nó cũng dễ áp dụng.

>> Tự học vào buổi sáng hay buổi tối sẽ tiếp thu tốt hơn?

Chia nhỏ kiến thức là gì?

Chia nhỏ kiến thức là một phương pháp học khá phổ biến, rằng thay vì học cùng lúc một khối lượng lớn kiến thức, thì sinh viên sẽ chia nhỏ ra, học trong nhiều buổi, nhưng đảm bảo rằng cuối cùng thì mình vẫn nắm vững đầy đủ kiến thức, hiểu rõ nội dung bài học, không bị hiểu lầm, hiểu sai, không khiến kiến thức bị đứt gãy, rời rạc. Điều này cũng giúp sinh viên giảm tải bớt áp lực, căng thẳng như khi phải tiếp thu nhiều kiến thức phức tạp cùng lúc. Mặc dù phương pháp chia nhỏ kiến thức cũng có những ưu điểm riêng, nhưng khi chưa tìm hiểu thì sinh viên sẽ thấy nó có vẻ rắc rối, phức tạp, thậm chí nhiều bạn còn tự hỏi rằng vì sao sinh viên nên chia nhỏ kiến thức để học?

Vì sao sinh viên nên chia nhỏ kiến thức để học?

Thật ra, để giải đáp cho chuyện vì sao sinh viên nên chia nhỏ kiến thức để học, thì các em chỉ cần hình dung rằng thay vì mình phải cùng lúc tiếp thu tận 15 trang giáo trình trong 1 buổi, thì các em có thể chia nhỏ thành 3 phần, mỗi phần 5 trang, thì sẽ thấy đơn giản hơn, bớt áp lực hơn và có động lực để vượt qua nó nhiều hơn, chứ ngay từ đầu mà nghĩ rằng mình phải học xong 15 trang giáo trình dày cộm thì chưa học đã thấy mệt, thấy stress, muốn bỏ cuộc rồi. Điều này sẽ càng thể hiện rõ rệt hơn với những bạn có khả năng học tập chưa tốt, khi phải học nhiều kiến thức quá, nặng quá, thì các em sẽ dễ bị đuối.

Chưa kể tới chuyện khi nạp cùng lúc quá nhiều kiến thức thì sinh viên sẽ khó tiếp thu, chưa hiểu rõ bản chất kiến thức, thường sẽ học theo kiểu lấy số lượng chứ không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, khi học cùng lúc 1 khối lượng lớn kiến thức thì sinh viên cũng sẽ dễ bị quá tải, tẩu hoả nhập ma, nhầm lẫn các kiến thức đã học với nhau.

>> Làm sao để học có chọn lọc, tiếp thu kiến thức hiệu quả?

Cách chia nhỏ kiến thức & thời gian để học hiệu quả

Sau khi hiểu rõ chia nhỏ kiến thức là gì, vì sao sinh viên nên chia nhỏ kiến thức để học, thì chắc hẳn rằng các em cũng muốn tìm hiểu xem mình sẽ áp dụng cách học này như thế nào, trong cả chuyện chia nhỏ kiến thức lẫn lịch học? Đầu tiên, các em hãy nhìn lại từng môn học xem, liệu mỗi môn có những đầu mục nội dung quan trọng nào, hoặc mỗi buổi mà mình đã học, hãy note lại những phần nội dung chính, lưu ý rằng nếu thấy có quá nhiều đầu mục quan trọng thì sinh viên nên nhóm lại trong khoảng  3-4 phần thôi, không nên chia nhỏ nhiều hơn, vì sẽ bị dông dài, học mãi chưa xong.

Sau khi có các phần chính rồi, thì đó sẽ là nội dung các buổi học nhỏ của mình luôn, và thời gian lý tưởng cho mỗi buổi học nhỏ cho từng môn học sẽ trong khoảng 30-45 phút. Chẳng hạn như buổi tối các em rảnh khoảng 3 tiếng để tự học, ôn bài, làm bài tập ở nhà, thì có thể chia cho 4, phân bổ cho 4 môn học, mỗi môn sẽ học 45 phút. Đây là khoảng thời gian đủ để hoàn thành phần kiến thức cần học sau khi đã chia nhỏ. Khi học theo cách này thì cứ mỗi lần hoàn thành 1 buổi học, thì xem như đã chạm được 1 cột mốc trong phần kiến thức của môn học, hoàn thành đủ 3-4 buổi thì xem như xong được toàn bộ kiến thức mà mình đã chia nhỏ. Ngoài ra, nếu các em để ý sẽ thấy rằng khi học theo cách chia nhỏ kiến thức này, thì mỗi buổi học sẽ đa dạng hơn, mình sẽ học được nhiều môn xen kẽ nhau cho đỡ chán, cũng là một cách học giúp mình thấy hào hứng hơn, không bị rập khuôn rằng mỗi buổi chỉ dồn vào học có 1 môn.

Bài viết này đã giúp sinh viên nắm được cách chia nhỏ kiến thức và thời gian để học hiệu quả. Nếu thấy phương pháp này phù hợp với mình, thì các em có thể áp dụng ngay từ hôm nay, hoặc có thể thử một thời gian xem liệu nó có giúp kết quả học tập của mình được cải thiện không, nếu có thì triển khai luôn cho sau này.

>> Lúc nào cũng mệt mỏi thì làm sao để học tốt?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?