Cách Chia Nhỏ Mục Tiêu Để Tăng Khả Năng Hoàn Thành

Mục tiêu là điều mà chúng ta thường đặt ra để theo đuổi, và kỳ vọng rằng mình sẽ sớm hoàn thành, sớm đạt được nó. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào bạn cũng có thể hoàn thành tốt, đạt được kết quả chính xác như mục tiêu mà mình đã đặt ra. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới điều này là bạn đặt mục tiêu quá lớn, quá khó khăn, nhưng lại chưa biết cách chia nhỏ chúng để bớt áp lực, dễ theo dõi tiến độ và dễ đạt được hơn. Dưới đây là cách chia nhỏ mục tiêu để tăng khả năng hoàn thành mà bạn có thể tham khảo.

>> Phải làm sao khi không có mục tiêu để phấn đấu?

Những yếu tố giúp bạn đạt được mục tiêu

Trước khi tìm hiểu cách chia nhỏ mục tiêu, thì chúng ta sẽ cùng điểm qua những yếu tố giúp bạn tăng khả năng đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra, thường sẽ là những điều sau:

  • Tính khả thi của mục tiêu: Mục tiêu bạn đặt ra càng khả thi, càng tăng khả năng hoàn thành;
  • Kế hoạch thực hiện mục tiêu: Khi bạn có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, chịu khó dành thời gian lập kế hoạch trước khi bắt tay thực hiện, thì sẽ tăng khả năng đạt được mục tiêu;
  • Năng lực của bản thân: Người có càng nhiều kiến thức, chuyên môn, năng lực bản thân càng tốt, càng giỏi, thì càng tăng khả năng đạt được những mục tiêu mà mình đặt ra;
  • Quyết tâm theo đuổi mục tiêu: Mục tiêu ấy quan trọng với bạn như thế nào, bạn càng xác định rằng nó quan trọng, càng củng cố quyết tâm, động lực để theo đuổi, thì càng tăng khả năng hoàn thành tốt;
  • Cách bám sát mục tiêu: Bạn càng bám sát mục tiêu, càng theo dõi tiến độ mỗi ngày để kịp thời xử lý nếu đang bị chậm, bị trễ tiến độ, thì càng tăng khả năng hoàn thành, đạt được mục tiêu của mình;
  • Những yếu tố khác: Các yếu tố khác chẳng hạn như môi trường xung quanh, các tác động khách quan bên ngoài, sự may mắn, sự trợ giúp/hỗ trợ từ những người xung quanh cũng góp phần giúp bạn đạt được mục tiêu.

Vì sao chia nhỏ mục tiêu sẽ dễ hoàn thành hơn?

Sau khi điểm qua những yếu tố giúp bạn đạt được mục tiêu, thì không ít người ngay lập tức băn khoăn rằng vì sao chia nhỏ mục tiêu thì sẽ dễ hoàn thành hơn, nhất là khi trong số các yếu tố kể trên lại chẳng thấy nhắc tới chuyện chia nhỏ mục tiêu? Nếu chú ý kỹ thì bạn sẽ thấy rằng mình cần phải bám sát mục tiêu, theo dõi tiến độ mỗi ngày thì mới tăng khả năng hoàn thành tốt, và yếu tố quan trọng giúp bạn làm được điều này chính là phải chia nhỏ mục tiêu. Tức là đối với một mục tiêu lớn, nếu bạn chỉ chăm chăm nhìn vào kết quả cuối cùng, thì nó sẽ dễ khiến bạn bị choáng ngợp, áp lực, và khó lòng theo đuổi tiến độ, khó lòng bám sát từng giai đoạn. Thay vào đó, nếu bạn biết cách chia nhỏ mục tiêu, biến mục tiêu lớn trở thành nhiều mục tiêu nhỏ, thì bạn sẽ dễ dàng xác định được mình nên từng bước làm gì, cần lần lượt đạt được những điều gì, tiến độ đang thế nào, từ đó, tất nhiên bạn sẽ tăng khả năng hoàn thành mục tiêu của mình.

>> Làm thế nào để lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn?

Cách chia nhỏ mục tiêu để tăng khả năng hoàn thành

Nếu chưa từng thử chia nhỏ mục tiêu, bạn sẽ có nhiều lăn tăn, cho rằng đó là một điều khó, chưa chắc mình sẽ làm được. Nhưng thực tế, khi đã thử bắt tay thực hiện, thì bạn sẽ thấy rằng cách chia nhỏ mục tiêu để tăng khả năng hoàn thành cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần lần lượt làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định độ khó, mức độ phức tạp của mục tiêu mà mình đã đặt ra;
  • Bước 2: Ước lượng khoảng thời gian cần có để hoàn thành mục tiêu (hoặc dựa theo deadline có sẵn);
  • Bước 3: Chia nhỏ mục tiêu thành 4-5 giai đoạn, với các KPI cụ thể mà mình cần lần lượt đạt được;
  • Bước 4: Liệt kê từng bước mình cần làm để dần đạt được mục tiêu theo từng giai đoạn;
  • Bước 5: Lường trước những rủi ro có thể gặp phải trong từng giai đoạn, rồi tự đưa ra những phương án giải quyết phù hợp, tránh để những rủi ro ấy cản trở quá lâu, khiến mình bị chậm tiến độ hoàn thành mục tiêu;
  • Bước 6: Theo dõi tiến độ thường xuyên, mỗi ngày, để kịp thời xác định những trục trặc (nếu có), hoặc khi phát hiện mình đang chậm tiến độ, thì cần nhanh chóng có hướng khắc phục và tăng tốc trở lại.

Cách theo dõi tiến độ từng bước của mục tiêu

Sau khi tìm hiểu cách chia nhỏ mục tiêu để tăng khả năng hoàn thành, thì bạn sẽ thấy rằng trong đó có một bước cực kỳ quan trọng mà mình cần phải thực hiện thường xuyên, đó chính là phải theo dõi tiến độ mỗi ngày. Vậy làm thế nào để theo dõi tiến độ từng bước của mục tiêu để tăng khả năng hoàn thành? Tất nhiên, để làm được điều ấy thì bạn phải chia nhỏ mục tiêu thành từng giai đoạn. Sau khi đã chia nhỏ mục tiêu, xác định chính xác KPI cần đạt được trong từng giai đoạn, thì bạn cần bám sát theo những đầu việc mà mình cần làm, tập trung theo đuổi từng bước.

Đồng thời, bạn cần chủ động kiểm tra, làm báo cáo mỗi ngày để chính bản thân mình có thể nắm được tiến độ hiện tại đang như thế nào, đang đi tới đâu, nhanh hay chậm so với tiến độ chuẩn? Tức là mấu chốt nằm ở chỗ bạn có chịu khó theo dõi, làm báo cáo mỗi ngày để kịp thời phát hiện và khắc phục, xử lý trường hợp mình bị chậm tiến độ không? Tóm lại, chia nhỏ mục tiêu không khó, theo dõi tiến độ từng bước, từng giai đoạn của mục tiêu cũng không khó, điều mấu chốt là bạn có tập trung, nỗ lực theo đuổi, và mục tiêu ấy có đủ quan trọng để tạo động lực, giúp bạn cố gắng hoàn thành không?

Bài viết này đã giúp bạn nắm được cách chia nhỏ mục tiêu, cách theo dõi tiến độ từng bước để tăng khả năng hoàn thành. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Vì sao kiên trì, bền bỉ sẽ giúp bạn thành công?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Cách Lập Lộ Trình Nghề Nghiệp Khi Mới Ra Trường

3 Điểm Khác Biệt Giữa Kỹ Năng Mềm & Kỹ Năng Cứng

Kết Quả Teamwork Kém Là Tại Nhóm Trưởng?