Cách Tính Điểm Chuyên Cần Kèm Ví Dụ Cụ Thể

Cách tính điểm chuyên cần là điều mà rất nhiều tân sinh viên thắc mắc, vì các em chưa có kinh nghiệm, chưa biết tính như thế nào. Và đương nhiên khi chưa biết thì cần tìm hiểu để tối ưu điểm số cho mình, dưới đây là hướng dẫn cách tính điểm chuyên cần kèm ví dụ cụ thể để sinh viên tham khảo!

>> Cách tính điểm trung bình tích luỹ theo thang 4 kèm ví dụ

Cách quy đổi điểm chuyên cần vào điểm môn học

Điểm chuyên cần thường chiếm 10% trọng số điểm môn học, tức là giả sử các điểm bài kiểm tra, bài thi tổng kết lại sinh viên đang ở mức 7.0 (chưa bao gồm điểm chuyên cần), nếu sinh viên đi học đầy đủ, được 10 điểm chuyên cần, thì quy ra sẽ được cộng thêm 1 điểm, thành 8.0, còn bạn nào thường xuyên cúp học, bị điểm danh vắng, 0 điểm chuyên cần, thì không được cộng thêm điểm nào, sẽ vẫn chỉ là 7.0 cho môn học đó.

Vì thế, để tối ưu điểm môn học, sinh viên cần lưu ý đi học đầy đủ, tối thiểu phải có mặt trong tất cả những lần, những buổi mà giảng viên điểm danh. Nhưng cụ thể thì giảng viên sẽ điểm danh bao nhiêu lần để lấy điểm chuyên cần?

Giảng viên sẽ điểm danh bao nhiêu lần?

Sẽ không có con số cụ thể rằng giảng viên sẽ điểm danh bao nhiêu lần, và chính mỗi giảng viên thường cũng không tự xác định điều đó, mà sẽ ngẫu hứng tuỳ từng lớp. Chẳng hạn như cùng 1 giảng viên, sẽ điểm danh lớp A4 lần, nhưng điểm danh lớp B tận 6 lần mặc dù cùng môn học, cùng quy định rằng điểm chuyên cần chỉ chiếm 10% điểm môn học. 

Sinh viên sẽ không thể biết trước được rằng liệu giảng viên điểm danh bao nhiêu lần là đủ, tới lúc nào sẽ không điểm danh nữa. Vì thế, các em cần nghiêm túc đi học đầy đủ từ buổi đầu tiên cho tới buổi cuối cùng, không đi trễ về sớm, vì lỡ giảng viên điểm danh ngay thời điểm mình không có mặt thì cũng bị tính vắng dù mình có đến lớp.

>> 4 lý do khiến sinh viên bị mất điểm chuyên cần ở đại học

Công thức tính điểm chuyên cần ở đại học

Công thức tính điểm chuyên cần ở đại học cực kỳ đơn giản, mỗi lần giảng viên điểm danh nếu sinh viên có mặt thì sẽ được tính là 10, nếu vắng thì tính là 0, sau đó lấy trung bình cộng của các lần điểm danh để ra được điểm chuyên cần môn học. Cụ thể như sau: Điểm chuyên cần = (Điểm danh lần 1 + lần 2 + lần 3 … + lần N) / N

Trong đó, N chính là số lần mà giảng viên điểm danh, và như đã xác định ở phần trước thì N không phải một con số cố định như 4, 5, 6, mà nó sẽ linh động tuỳ từng giảng viên, từng lớp. Thậm chí, có khi N chỉ là 2, tức là dù môn học có tận 10 buổi, nhưng giảng viên chỉ điểm danh bất chợt 2 buổi, nếu bạn nào vắng vào các buổi không điểm danh thì vẫn được 10 điểm chuyên cần, nhưng bạn nào lỡ nghỉ trúng buổi có điểm danh thì sẽ bị mất điểm khá nhiều.

Ví dụ cách tính điểm chuyên cần cụ thể

Để sinh viên dễ hình dung về cách tính điểm chuyên cần, chúng ta sẽ cùng đi vào 2 ví dụ cụ thể sau đây:

  • Giả sử giảng viên điểm danh 4 lần, sinh viên có mặt 3 lần đầu, vắng lần thứ 4, thì điểm chuyên cần = (10 + 10 + 10 + 0)/4 = 7.5;
  • Giả sử giảng viên điểm danh 2 lần, sinh viên có mặt 1 lần đầu, vắng lần thứ 2 thì điểm chuyên cần = (10 + 0)/2 = 5.

Ở 2 ví dụ trên, dù sinh viên cùng vắng duy nhất chỉ 1 buổi, nhưng số lần điểm danh của giảng viên khác nhau nên điểm chuyên cần tính ra cũng khác nhau. Tuy nhiên, sinh viên sẽ không cần quá bận tâm về cách tính điểm hay công thức tính như thế nào nếu các em đi học đầy đủ, đảm bảo chuyên cần, không vắng buổi nào, vì khi đó thì mặc định mình được 10 điểm chuyên cần luôn rồi. Đồng thời, khi đi học đủ buổi thì sinh viên cũng sẽ hiểu bài hơn, nắm vững kiến thức để làm bài kiểm tra, bài thi đạt điểm cao hơn, giúp tối ưu điểm từng môn học.

Bài viết này đã giúp sinh viên nắm được cách tính điểm chuyên cần kèm ví dụ cụ thể. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Điểm trung bình tích luỹ bao nhiêu thì tốt nghiệp loại khá?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Kinh Nghiệm Học Quân Sự Cho Sinh Viên Năm 1

Bằng Đại Học Trung Bình Có Xin Việc Được Không?

4 Lý Do Xin Nghỉ 1 Buổi Học Chính Đáng Cho Sinh Viên