Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 66) – Yếu Kém, Tự Ti, Mặc Cảm Về Năng Lực

Cẩm nang sinh viên là chuyên mục giải đáp những băn khoăn thường gặp, cung cấp các thông tin hữu ích mà sinh viên cần biết, cần nắm rõ để giúp việc học tập của mình gặp nhiều thuận lợi hơn. Mỗi tập thường sẽ bao gồm 4 chủ đề chính, được giải đáp một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, sinh viên chỉ cần đọc qua là sẽ hiểu rõ vấn đề ngay. Trong cẩm nang sinh viên tập 66, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu một số thông tin về đề cương ôn tập, lý do nợ môn và yếu kém, tự ti, mặc cảm về năng lực thì phải làm sao?

>> Cẩm nang sinh viên (Tập 65) – Thi cuối kỳ, tiêu chí xét học bổng

1. Sử dụng đề cương ôn tập thế nào cho hiệu quả?

Đề cương ôn tập là tài liệu tổng hợp các kiến thức trọng điểm của môn học, là vật bất ly thân của sinh viên trong khoảng thời gian ôn thi, nhất là với các môn có khối lượng kiến thức nhiều và phức tạp. Đề cương ôn tập do đích thân giảng viên biên soạn, với nội dung chuẩn chỉnh, bám sát kiến thức bài thi, giúp sinh viên đi đúng hướng, nắm vững các kiến thức có thể sẽ gặp trong bài thi học kỳ.

Để dùng đề cương ôn tập hiệu quả, đầu tiên, hãy xem phần mục lục để nắm tổng quan xem từng môn học có những nội dung gì, cần ôn những chủ điểm nào, cần nắm vững các kiến thức nào? Sinh viên nên học lần lượt từng nội dung, từng chủ điểm kiến thức theo đúng thứ tự, vì kiến thức sẽ có sự liên kết với nhau, học theo thứ tự sẽ dễ hiểu bài hơn, tránh việc học lung tung, ngẫu hứng theo ý thích. Đề cương ôn tập thường khá nhiều chữ, sinh viên nên học theo các ý chính, theo từ khoá, theo cách mình hiểu, như thế thì các em sẽ dễ thuộc bài hơn, nhớ lâu hơn, tránh nhầm lẫn các kiến thức với nhau. Sinh viên cũng cần phân bổ thời gian ôn thi hợp lý, đủ để ôn tập toàn bộ kiến thức, tránh việc sát ngày thi mới bắt đầu mở đề cương ra học tủ, học tới đâu hay tới đó, sẽ có rủi ro bị điểm kém, rớt môn.

2. Các lý do khiến sinh viên bị nợ môn ở đại học

Khi còn nợ môn, sinh viên sẽ không được xét tốt nghiệp, vì thế, các em cần hạn chế tối đa việc nợ môn, cần nắm được những nguyên nhân thường gặp khiến sinh viên nợ môn để kịp thời phòng tránh. Lý do đầu tiên khiến sinh viên nợ môn là không tập trung nghe giảng, vào lớp mà cứ lo ra, đầu óc để trên mây, nói chuyện riêng, làm việc riêng, ăn uống, thậm chí nhiều bạn còn ngủ gục trong lớp. Thói quen cúp học, đi học trễ khiến sinh viên bỏ lỡ bài giảng, hổng kiến thức, cúp 1 buổi sẽ khó lòng hiểu bài các buổi tiếp theo, khả năng cao sẽ bị rớt môn, mất thời gian học lại để trả nợ môn.

Không nghiêm túc học, lười học bài, không thèm làm bài tập, tới khi đi thi học bài sơ sài, học vẹt, học tủ, cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến sinh viên không làm được bài, bị nợ môn. Học môn này bỏ môn kia cũng là 1 quan điểm sai lầm khiến sinh viên bị nợ môn, các em cho rằng môn nào quan trọng, môn nào mình thích thì mới tập trung học, còn các môn khác thì không thèm học. Lý do cuối cùng khiến nhiều sinh viên bị nợ môn là mải mê làm thêm kiếm tiền rồi lơ là việc học, nhiều bạn còn bất chấp cúp học để lo đi làm thêm, mà quên mất nhiệm vụ chính của mình là học tập.

3. Vì sao sinh viên tự ti, mặc cảm về năng lực bản thân?

Sinh viên là những bạn trẻ năng động, tràn đầy năng lượng, tuy nhiên, cũng có lúc các em cảm thấy yếu lòng, tự ti, mặc cảm về năng lực bản thân, cho rằng mình yếu kém, nhất là khi điều đó đến từ những lý do sau:

  • Kết quả học tập chưa tốt, chưa được như kỳ vọng, khi so sánh với các bạn cùng lớp thì thấy mình yếu kém hơn, trong khi nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên là học tập mà cũng làm không xong.
  • Bị thầy cô chê trách công khai trước lớp, trước sự quan sát của nhiều bạn bè ở xung quanh, khiến sinh viên cảm thấy tự ti, mặc cảm về năng lực, nhất là khi ngẫm lại thấy mình cũng tệ, yếu kém, bị chê là đúng.
  • Bị phụ huynh so sánh với “con nhà người ta”, nếu thật sự năng lực của mình cũng yếu kém, học không tốt, thì càng bị so sánh sẽ càng mệt mỏi, áp lực hơn, điều này kéo dài sẽ khiến sinh viên bị tự ti, mặc cảm.

4. Cảm thấy mình yếu kém, tự ti về năng lực thì phải làm sao?

Những suy nghĩ tiêu cực, tự ti về bản thân sẽ không giúp bạn tiến bộ và cũng chẳng giúp mọi chuyện thuận lợi hơn, nó chỉ khiến bạn khép mình lại và tiếp tục bị năng lượng tiêu cực vây quanh. Đầu tiên, hãy ngừng than vãn, tiêu cực, thay vào đó, bạn cần đối mặt và tìm cách xử lý. Ai cũng phải trải qua khó khăn, thử thách thì mới dần tiến bộ, bứt phá, vững vàng và nâng cao năng lực hơn. Tiếp theo, hãy liệt kê xem các điểm yếu nào đang khiến bạn tự ti về năng lực bản thân, lên kế hoạch để lần lượt khắc phục chúng, sau một thời gian nhìn lại, bạn sẽ thấy mình đã tiến bộ hơn nhiều.

Đồng thời, hãy chắc chắn rằng bạn luôn nỗ lực trau dồi và củng cố những hành trang quan trọng để nâng cao năng lực bản thân, chẳng hạn như kiến thức, kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc. Khi có thái độ tích cực và động lực mạnh mẽ, thì bạn sẽ bứt phá, sẽ lội ngược dòng, sẽ tự chứng minh được cho bản thân thấy rằng mình không hề yếu kém, đúng với câu thành ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim”.

Cẩm nang sinh viên tập 66 đã giúp các em giải đáp một số băn khoăn thường gặp, và nắm được các thông tin mà bản thân đang quan tâm, liên quan tới chuyện đề cương ôn tập, lý do nợ môn và yếu kém, tự ti, mặc cảm về năng lực thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Cẩm nang sinh viên (Tập 64) – Sơ đồ tư duy, khoá luận tốt nghiệp

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?