Khi lên đại học, sinh viên sẽ phải tiếp xúc với nhiều khái niệm mới mà lần đầu mình được biết tới. Một trong những khái niệm lạ lẫm ấy chính là chi hội trưởng, nghe đồn rằng đó là một chức vụ cũng khá lớn trong ban cán sự lớp. Vậy chi hội trưởng ở đại học là gì, thường làm những nhiệm vụ nào? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu trong bài viết này nhé, sau đó, những bạn nào thấy tự tin thì cứ mạnh dạn ứng cử làm chi hội trưởng nhé!
>> Sinh viên có nên làm ban cán sự lớp ở đại học không?
Chi hội trưởng ở đại học là gì?
Ban cán sự lớp ở đại học sẽ cực kỳ đa dạng, có nhiều chức vụ, nhiều vai trò hơn so với hồi cấp 2, cấp 3. Nếu như các chức vụ như lớp trưởng, lớp phó, bí thư, phó bí thư chi đoàn đã quá quen thuộc với sinh viên, thì các em sẽ cực kỳ tò mò với các chức vụ mới lạ, liên quan tới bên phía Hội Sinh Viên, chẳng hạn như chi hội trưởng, chi hội phó, uỷ viên. Chi hội trưởng ở đại học là chức vụ cao nhất trong ban chấp hành chi hội ở trường đại học, mỗi chi hội thường sẽ tương đương với một giảng đường, với tổng số lượng sinh viên xấp xỉ 100 bạn. Đứng ở một chức vụ cao như thế, chi hội trưởng sẽ có tiếng nói, có quyền quyết định trong nhiều vấn đề, và tất nhiên trách nhiệm đi kèm cũng sẽ khá nặng nề. Vậy chi hội trưởng ở đại học thường làm những nhiệm vụ nào?
Chi hội trưởng làm những nhiệm vụ nào?
Mặc dù cùng nhóm đối tượng là sinh viên, nhưng lớp, chi đoàn, chi hội sẽ có những mảng hoạt động riêng, dẫn tới nhiệm vụ của người đứng đầu từng mảng là lớp trưởng, bí thư và chi hội trưởng cũng sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Đầu tiên, chi hội trưởng sẽ là cầu nối giữa tập thể sinh viên và Hội Sinh Viên trường, nhằm truyền đạt thông tin, tương tác 2 chiều giữa đôi bên, khi Hội Sinh Viên có những hoạt động, chương trình thi đua, phát động các cuộc thi nào, thì chi họi trưởng sẽ là người truyền thông, thông báo cụ thể, đầy đủ tới toàn bộ sinh viên trong chi hội, đồng thời, nếu các bạn sinh viên có đề xuất, góp ý hoặc thắc mắc muốn gửi tới Hội Sinh Viên, thì chi hội trưởng cũng sẽ ghi nhận và gửi lên.
Bên cạnh đó, khi tập thể chi hội cùng tham gia các hoạt động, phong trào do Hội Sinh Viên trường phát động, thì chi hội trưởng cũng sẽ là người đứng đầu, dẫn dắt, hướng dẫn, hỗ trợ mọi người cùng thực hiện, tham gia hết mình, để vừa mang lại kết quả tốt, vừa có những trải nghiệm thú vị, khó quên thời sinh viên. Ngoài ra, khi có mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa các thành viên liên quan tới các hoạt động của phía bên Hội, thì chi hội trưởng cũng sẽ là người trực tiếp trao đổi, làm rõ vấn đề, xử lý, thống nhất quan đểm và hoà giải giữa đôi bên.
>> 5 nhiệm vụ của lớp trưởng trong ban cán sự ở đại học
Chi hội trưởng và lớp trưởng khác nhau thế nào?
Sau khi tìm hiểu chi hội trưởng ở đại học là gì, thường làm những nhiệm vụ nào, thì cũng còn một điều được không ít sinh viên lăn tăn, chính là chi hội trưởng và lớp trưởng khác nhau thế nào? Lúc này, khả năng cao rằng các em đang muốn ứng cử vào ban cán sự lớp, nhưng đang lăn tăn không biết nên chọn vị trí nào cho phù hợp, nên muốn tìm hiểu những điểm khác biệt cơ bản giữa chi hội trưởng và lớp trưởng. Hoặc cũng có thể chỉ đơn giản là các em tò mò muốn biết xem liệu 2 chức vụ này khác nhau thế nào, tới mức phải phân chia thành 2 chức vụ chi cho mắc công?
Thật ra, mỗi mảng sẽ có phạm vi phụ trách khác nhau, kèm theo những quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Lớp trưởng phụ trách các hoạt động, giải đáp các thắc mắc liên quan tới chuyện học tập, các thủ tục, các quy định chung của nhà trường mà sinh viên mới lên đại học thường sẽ còn bỡ ngỡ, chưa nắm rõ. Còn chi hội trưởng sẽ phụ trách chính trong việc truyền thông, giải đáp thắc mắc và đứng đầu chi hội trong các hoạt động, phong trào, cuộc thi bên phía Hội Sinh Viên. Khi hiểu được sự khác biệt cơ bản này, thì sinh viên sẽ tự hình dung được rõ rằng chi hội trưởng và lớp trưởng khác nhau thế nào?
Sinh viên có nên ứng cử làm chi hội trưởng không?
Sau khi làm rõ những thông tin xoay quanh chức vụ chi hội trưởng trong ban cán sự lớp ở đại học, thì một số sinh viên lăn tăn rằng không biết có nên ứng cử làm chi hội trưởng không? Khi đảm nhiệm vai trò này, sinh viên sẽ nắm trong tay nhiều quyền lợi, và cả quyền lực nữa, nhưng tất nhiên mọi hành động và quyết định của các em trong vị trí chi hội trưởng đều phải vì đại cuộc, hướng tới lợi ích chung của tập thể, chứ không được hành xử lung tung theo kiểu lạm quyền. Đi kèm đó, tất nhiên chi hội trưởng cũng phải gánh vác trên vai trách nhiệm và áp lực lớn, thay vì cứ bình thường thoải mái như bao bạn sinh viên làm “dân thường”, giờ mình lại phải làm chi hội trưởng, chức vụ cao thì tất nhiên phải áp lực nhiều, hãy chuẩn bị trước tinh thần để đương đầu với các áp lực ấy. Ngoài ra, không phải ai ứng cử làm chi hội trưởng thì cũng đều được chọn, điều quan trọng là các em phải có năng lực tốt, tự tin giao tiếp, mạnh dạn khi đứng trước cả lớp, thể hiện cho mọi người thấy mình có thể làm tốt vai trò này và chiếm được lòng tin của tập thể lớp.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng chi hội trưởng ở đại học là gì, thường làm những nhiệm vụ nào? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Tốt nghiệp đại học loại giỏi có đáng tự hào không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.