Điểm rèn luyện là một khái niệm cực kỳ quen thuộc với sinh viên đại học. Có thể hồi mới vào năm nhất, tân sinh viên sẽ còn bỡ ngỡ, chưa biết điểm rèn luyện là gì, nhưng chỉ cần sau 1 tháng đầu tiên ở môi trường đại học, thì điều này đã trở nên quá quen thuộc, thậm chí, không ít sinh viên đã làm đủ mọi cách để tích luỹ điểm rèn luyện được càng nhiều càng tốt. Chính điều này cũng dẫn tới một thực trạng không mấy tích cực, đó là sinh viên đại học bỗng dưng lại làm nô lệ của điểm rèn luyện, mải mê chạy theo điểm rèn luyện một cách mù quáng…
>> Điểm rèn luyện có ảnh hưởng tới học lực và xếp loại tốt nghiệp không?
Điểm rèn luyện ở đại học có quan trọng không?
Không phải tự dưng mà điểm rèn luyện lại trở thành cơn sốt, được đông đảo sinh viên đại học quan tâm, thảo luận sôi nổi, thậm chí nhiều bạn còn mải mê chạy theo điểm rèn luyện, tự dưng phải làm nô lệ của điểm rèn luyện, lúc nào cũng phải nghĩ tới chuyện kiếm điểm rèn luyện,… Thật ra, điểm rèn luyện ở đại học là một thang điểm quan trọng mà sinh viên cần lưu ý kiểm soát, tránh để mình bị rơi vào mức điểm quá thấp, vì nó sẽ kéo theo một số bất lợi cho các em.
Đầu tiên, sinh viên cần hiểu rằng điểm rèn luyện là cơ sở để đánh giá mức độ tích cực của sinh viên trong việc tham gia các hoạt động, phong trào, cuộc thi trong trường, đồng thời, cũng đánh giá việc nghiêm túc tuân thủ nội quy trường lớp, quy định pháp luật. Vì thế, để đánh giá sinh viên một cách toàn diện khi trao học bổng khuyến khích học tập, thì đa số trường đại học sẽ xét thêm tiêu chí điểm rèn luyện, bên cạnh điểm trung bình tích luỹ của các em. Chẳng hạn như nếu điểm trung bình đạt loại giỏi, nhưng điểm rèn luyện chỉ ở mức khá, thì tổng chung sẽ bị kéo xuống loại khá, có nguy cơ bị trượt học bổng một cách đáng tiếc. Bên cạnh đó, điểm rèn luyện cũng nằm trong tiêu chí xét danh hiệu sinh viên 5 tốt, nếu bạn nào đang nhắm tới danh hiệu cao quý này, thì nên chú ý theo dõi kỹ điểm rèn luyện của mình. Ngoài ra, một số trường đại học cũng đưa thêm tiêu chí điểm rèn luyện vào để đánh giá xếp loại tốt nghiệp của sinh viên trước khi ra trường.
Sinh viên đừng để mình làm nô lệ của điểm rèn luyện
Sau khi hiểu rõ tầm quan trọng của điểm rèn luyện và tác động của nó đối với mình, thì hầu như các bạn sinh viên sẽ chú ý hơn tới nó, cố gắng làm sao để điểm rèn luyện của mình ít nhất cũng phải ở mức khá, hoặc nếu muốn săn học bổng thì phải ráng tăng lên mức giỏi. Điều này đã dẫn tới thực trạng một số sinh viên tự dưng lại trở thành nô lệ của điểm rèn luyện, tức là chạy theo điểm rèn luyện một cách bất chấp, bằng cách đăng ký tham gia tất cả hoạt động, chương trình, cuộc thi do nhà trường và các CLB tổ chức, nhằm kiếm điểm rèn luyện càng nhiều càng tốt.
Thông thường, chỉ cần tham gia 1 cuộc thi dưới hình thức làm bài test online ở vòng 1, thì sinh viên đã có thể được cộng từ 1-3 điểm rèn luyện, vậy càng tham gia nhiều thì các em càng có nhiều điểm rèn luyện. Không ai cấm sinh viên làm điều đó, vì bản chất tất cả sinh viên đều có quyền đăng ký tham gia các cuộc thi, hoạt động trong trường, nhưng điều quan trọng là các em nên có chọn lọc, đừng để mình quá áp lực về điểm rèn luyện, đừng tự ép bản thân tham gia tùm lum tùm la, đủ thứ hoạt động như thể mình đang là nô lệ của điểm rèn luyện. Hãy để mình làm chủ, tự kiểm soát mức điểm rèn luyện của bản thân, chứ đừng để điểm rèn luyện nắm quyền kiểm soát hành vi của mình!
>> Điểm rèn luyện và những điều sinh viên chưa chắc đã biết
Tích luỹ điểm rèn luyện ở đại học sao cho đúng?
Để tránh biến bản thân thành nô lệ của điểm rèn luyện, thì sinh viên cần phải tỉnh táo, phải biết cách tích luỹ điểm rèn luyện ở đại học sao cho đúng? Bản chất điểm rèn luyện là mức điểm đánh giá mức độ tích cực tham gia hoạt động, phong trào và nghiêm túc học tập, chấp hành kỷ luật của sinh viên, nên các em cần phải đặt cái tâm của mình vào trong từng hoạt động, sao cho từng số điểm mà mình tích luỹ được nó phải thật sự ý nghĩa, chứ không nên ép mình tham gia các cuộc thi, phong trào để lấy điểm rèn luyện một cách đại trà, khi mình không thật sự thích, thậm chí còn chưa tìm hiểu gì về chúng.
Tức là cuộc thi, hoạt động, phong trào nào mà các em thật sự quan tâm, muốn tham gia thử sức, thì mới đăng ký, chứ đừng bất chấp chọn tất cả, chỉ vì muốn lấy điểm rèn luyện, như thế vừa mệt cho bản thân, vừa làm sai lệch ý nghĩa của điểm rèn luyện, tự biến mình thành nô lệ của điểm rèn luyện. Bài viết này đã giúp sinh viên hiểu rõ về tầm quan trọng và ý nghĩa của điểm rèn luyện, đồng thời, biết cách tích luỹ điểm sao cho đúng, tránh biến mình thành nô lệ của điểm rèn luyện. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Điểm rèn luyện thấp có sao không, bao nhiêu thì đủ?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.