Có Nên Vào Ban Truyền Thông Trong Câu Lạc Bộ Không?

Vào ban truyền thông trong các CLB/Đội/Nhóm sẽ mang lại cho sinh viên nhiều lợi ích, nhưng không phải sinh viên nào tham gia cũng cảm thấy vui vẻ, phù hợp và phát triển bản thân. Vậy sinh viên cần dựa vào đâu để xác định rằng mình có nên vào ban truyền thông trong câu lạc bộ không?

>> Ban truyền thông PR trong CLB thường làm những việc gì?

Ban truyền thông CLB giúp sinh viên học hỏi những gì?

Ban truyền thông trong câu lạc bộ chịu trách nhiệm về PR, truyền thông, giới thiệu các chương trình, cuộc thi, sự kiện do CLB tổ chức tới đông đảo sinh viên, sao cho càng nhiều người biết, hứng thú & đăng ký tham gia càng tốt. Khi đảm nhận vai trò này, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội để nói trước đám đông, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đàm phán, xử lý tình huống, đó đều là các kỹ năng mềm hữu ích cho công việc sau này. Đồng thời, khi cùng lên ý tưởng truyền thông cho các chương trình, thì sinh viên cũng kích thích khả năng tư duy sáng tạo, giúp các em trở thành một người nhạy bén, sáng tạo hơn.

Với những bạn sinh viên dự định theo đuổi công việc về marketing, PR, truyền thông khi ra trường, thì việc tham gia ban truyền thông trong câu lạc bộ sẽ chính là lợi thế, tạo cơ hội để học hỏi, phát triển chuyên môn bên ngành, mở rộng mối quan hệ với những bạn bè, anh chị có cùng mục tiêu nghề nghiệp. Khi phỏng vấn việc làm, các em cũng có thể chia sẻ về kinh nghiệm làm marketing khi tham gia ban truyền thông trong câu lạc bộ, đó là những trải nghiệm thực tế để tạo lợi thế cạnh tranh mà không phải sinh viên mới ra trường nào cũng có.

>> Bạn sẽ đóng góp những gì cho CLB trong tương lai?

Thách thức khi tham gia ban truyền thông CLB/Đội/Nhóm

Trước rất nhiều lợi ích đó, thì đương nhiên sinh viên nên tham gia vào ban truyền thông trong câu lạc bộ rồi, vậy tại sao phải có bài viết này? Trong thực tế, điều gì cũng có 2 mặt đối lập, bên cạnh những lợi ích kể trên, thì sinh viên tham gia ban truyền thông CLB/Đội/Nhóm cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mà các em phải cân nhắc. Đầu tiên, mặc dù không yêu cầu quá cao về kỹ năng, nhưng ban đầu các em cũng nên có một số điểm mạnh liên quan tới marketing, truyền thông, kỹ thuật, chẳng hạn như các kiến thức, ý tưởng truyền thông cơ bản, biết sử dụng các công cụ quay, chụp, thiết kế ảnh, làm video, có khả năng truyền đạt, nói chuyện ở mức tương đối, thì mới tăng khả năng được làm thành viên chính thức.

Tiếp theo, sinh viên cũng cần lưu ý về việc quản lý thời gian, nhất là trong những đợt truyền thông cho các chương trình, sự kiện lớn, thì thành viên ban truyền thông trong câu lạc bộ sẽ phải dành nhiều thời gian để họp hành, lên ý tưởng, truyền thông trực tiếp tại sảnh, tại các giảng đường, lập kế hoạch đăng bài online, tìm kiếm đối tác truyền thông,… Nếu không có kỹ năng quản lý thời gian tốt, sinh viên sẽ dễ bị quá tải, tẩu hoả nhập ma, hoặc lỡ dành quá nhiều thời gian cho CLB rồi lại lơ là, chểnh mảng việc học, kéo kết quả học đi xuống thì cũng không hay.

Có nên vào ban truyền thông trong câu lạc bộ không?

Sau khi điểm qua những lợi ích & thách thức, mỗi bạn sinh viên sẽ tự đặt lên bàn cân & cân nhắc xem liệu có nên vào ban truyền thông trong câu lạc bộ không? Mỗi người sẽ có góc nhìn, quan điểm và trường hợp khác nhau nên sẽ có những đánh giá & quyết định riêng, không nên bắt chước theo bạn bè, thấy bạn mình đăng ký tham gia thì bắt chước theo.

Đồng thời, sinh viên nếu lăn tăn giữa ban truyền thông & một ban/bộ phận nào khác trong CLB, thì hãy cân nhắc thêm tới sự phù hợp với công việc tương lai, rằng sau này ra trường đi làm, các em muốn làm việc bên phòng marketing, bên lĩnh vực truyền thông, hay bên ngành nghề liên quan tới ban/bộ phận kia? Khi đó, các em sẽ có quyết định đúng đắn & phù hợp với mình, giúp các em có nhiều hứng thú và gắn bó lâu dài với câu lạc bộ hơn so với khi chưa cân nhắc kỹ.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng có nên vào ban truyền thông trong câu lạc bộ không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Cách viết CV xin việc ngành marketing, truyền thông

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Tips Làm Bài Trắc Nghiệm Nhanh, Điểm Cao

Cách Duy Trì Động Lực Học Tập Dài Hạn

Cách Thoát Cảm Giác Lạc Lõng Khi Mới Vào Đại Học