Định hướng nghề nghiệp là điều không chỉ phụ huynh quan tâm, mà hiện tại rất nhiều bạn học sinh, sinh viên đã để ý và muốn sớm có định hướng đúng đắn nhất cho tương lai của mình. Để tìm được định hướng phù hợp, bên cạnh chuyện phù hợp với đam mê, sở thích, thì yếu tố điểm mạnh của bản thân cũng tác động khá nhiều, tức là khi chọn công việc đúng với điểm mạnh sẽ tăng khả năng hoàn thành tốt, kiếm được nhiều tiền và có thể gắn bó lâu dài, chứ nếu chỉ đơn thuần chọn theo sở thích, nhưng lại không mạnh, không giỏi về mảng đó, thì sau này đi làm cũng sẽ khá chật vật. Liên quan tới chủ đề này, nhiều bạn học sinh, sinh viên lăn tăn rằng giỏi toán nên học ngành gì, sau này làm công việc gì? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
Giỏi toán có liên quan tới ngành nghề sau này không?
Toán là môn học chính, song hành cùng với văn, đã trở thành cặp đôi môn học mà hầu hết thế hệ học sinh đều có nhiều ấn tượng và kỷ niệm sâu sắc. Các em đã được tiếp xúc với môn toán ngay từ khi còn nhỏ, khi mới lớp 1, lớp 2, bé xíu mà đã bắt đầu học toán, trong quá trình học, thì nhiều bạn tự đánh giá rằng mình yêu thích môn toán, mình có năng khiếu và có thể học giỏi môn toán nhất, nếu mà sau này không biết nên chọn học ngành gì, thì chắc sẽ đi theo ngành nào liên quan tới tính toán, vậy liệu đó có phải là suy nghĩ đúng đắn không, giỏi toán có liên quan tới ngành nghề sau này không?
Câu trả lời là có thể, tức là chuyện học sinh, sinh viên có năng khiếu về tính toán, thì khả năng cao rằng các em cũng yêu thích môn toán và có hứng thú để theo đuổi lâu dài với các công việc thiên về tính toán, thường làm việc/tiếp xúc với các con số, sau này nếu làm các công việc ấy thì cũng tăng khả năng phát huy được điểm mạnh, mang về kết quả tốt và tăng khả năng được tăng lương, thăng tiến, phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, vẫn sẽ có 1 số trường hợp dù giỏi toán nhưng thực chất lại hợp với ngành khác hơn, theo đuổi 1 ngành học không liên quan gì tới tính toán mà vẫn thành công, nên các em cũng cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng, chứ không nên mặc định 100% rằng mình giỏi toán thì mình sẽ phải học & làm ngành gì liên quan tới tính toán.
Giỏi toán nên học ngành gì để phát huy điểm mạnh?
Trong trường hợp đã cân nhắc kỹ lưỡng rồi, và chốt rằng các ngành học, công việc liên quan tới tính toán là điểm mạnh và cũng là đam mê mà mình muốn theo đuổi, gắn bó lâu dài khi đi làm, thì nhiều bạn học sinh cuối cấp 3 hoặc năm 1 đại học chưa vào chuyên ngành sẽ lăn tăn rằng nếu giỏi toán thì nên học ngành gì để phát huy điểm mạnh?
Nếu giỏi các môn học thiên về tính toán, thì sinh viên nên cân nhắc theo đuổi các ngành nghề bên khối ngành kinh tế, đơn giản nhất là hãy search Google xem các trường đào tạo về kinh tế thường có các ngành nào, rồi trong danh sách rất nhiều ngành ấy, hãy tìm hiểu kỹ hơn rồi chọn ra đâu là ngành phù hợp với bản thân, mà mình có hứng thú nhất. Một số ngành liên quan tới tính toán chẳng hạn như kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, công nghệ thông tin, kinh tế học, hoặc nếu muốn giảng dạy, truyền đạt lại kiến thức cho các thế hệ tương lai, thì các em cũng có thể tham khảo ngành sư phạm toán.
Giỏi toán sau này phù hợp để làm công việc gì?
Tìm hiểu trước về ngành học, các môn học liên quan là bước đầu tiên để định hướng nghề nghiệp, nhưng để chắc ăn hơn rằng giỏi toán, đam mê toán thì nên học ngành gì, thì các em cũng nên dành thời gian tìm hiểu trước về công việc sau này luôn, rằng khi tốt nghiệp ra trường thì ngành đó có thể làm các công việc gì, tính chất thế nào, có phù hợp với mình không? Hoặc theo chiều ngược lại, học sinh, sinh viên cũng có thể tìm hiểu trước các ngành nghề liên quan tới tính toán, cân nhắc xem công việc nào phù hợp với mình, rồi từ đó sẽ suy ngược lại xem nên học ngành nào để ra trường có thể làm công việc đó. Đây là một số ngành phổ biến mà các em có thể tham khảo:
- Kế toán: Gồm nhiều mảng như kế toán doanh thu, kế toán kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp;
- Kiểm toán: Gồm nhiều mảng như kiểm toán về doanh thu, báo cáo tài chính, báo cáo thuế,…
- Tài chính: Làm việc trong các công ty chuyên về tài chính, hoặc làm trong phòng tài chính, chuyên viên hoạch định/quản lý tài chính của các công ty, ngân hàng;
- Ngân hàng: Giao dịch viên, nhân viên tư vấn tín dụng, telesales, thanh toán quốc tế,…
- Giáo viên: Dạy toán cho cấp 1,2,3 hoặc giảng viên đại học ở các môn thiên về tính toán.
Bài viết này đã giúp học sinh, sinh viên giải đáp băn khoăn rằng giỏi toán nên học ngành gì, sau này làm công việc gì? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.