Học giỏi là mục tiêu mà rất nhiều học sinh – sinh viên tự đặt ra cho mình, bên cạnh đó, không ít phụ huynh cũng kỳ vọng rằng con mình sẽ đạt kết quả học tập tốt, đạt nhiều thành tích tốt trong học tập. Nguyên nhân là vì nhiều người cho rằng học giỏi sẽ tạo lợi thế lớn khi ra trường xin việc, và học giỏi thì sau này sẽ làm việc giỏi. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng việc sinh viên ra trường với tấm bằng giỏi chỉ là thành công bước đầu, là nền tảng để các em thích nghi với công việc, chứ học giỏi chưa chắc làm việc giỏi? Liệu quan điểm đó có chính xác không? Vì sao lại như thế?
>> 12 dấu hiệu nhận biết sinh viên học giỏi
Học giỏi là gì?
Học giỏi là cụm từ để chỉ trường hợp học sinh – sinh viên đạt kết quả học tập tốt, nắm vững kiến thức và duy trì được phong độ học tập trong suốt một thời gian dài, chứ không phải chỉ đạt điểm cao 1-2 môn, phong độ học tập trồi sụt thất thường. Thông thường, khi học sinh đạt thành tích học tập tốt thì cuối năm tổng kết sẽ được trao giấy khen học sinh giỏi kèm theo những phần thưởng. Còn sinh viên nếu có kết quả học tập tốt, xếp loại giỏi, xuất sắc, thì cũng sẽ có cơ hội được nhận học bổng khuyến khích học tập trong mỗi học kỳ. Tức là chưa cần nghĩ sâu xa đến chuyện ra trường đi làm sau này, mà ở thời điểm hiện tại, khi học giỏi thì sinh viên cũng đã ngay lập tức được tán thưởng rồi.
Học giỏi chứng minh điều gì?
Học giỏi chứng minh rằng học sinh – sinh viên đã trải qua một khoảng thời gian nỗ lực học tập, chăm chỉ học hành, cố gắng tiếp thu những kiến thức được thầy cô giảng dạy. Tức là bản chất các em đã có sẵn khả năng học hỏi tốt, tư duy tốt, chăm chỉ, chịu khó, và quản lý thời gian biểu tốt, đây cũng chính là những yếu tố quan trọng cần có khi đi làm sau này.
Bên cạnh đó, học giỏi cũng chứng minh rằng các em đã nắm vững kiến thức, nhất là những kiến thức chuyên ngành quan trọng, biết cách ứng dụng kiến thức vào trong bài tập, tình huống thực tế, từ đó, nhiều khả năng sẽ nhanh chóng thích nghi và hoàn thành tốt công việc được giao khi ra trường đi làm. Đồng thời, học giỏi cũng là một thử thách khó mà không phải học sinh – sinh viên nào cũng làm được, chỉ những bạn có năng lực tốt, có động lực lớn, thì mới có thể đạt được. Vì thế, nhiều nhà tuyển dụng cũng cho rằng khi học giỏi thì các em cũng có khả năng làm việc tốt nếu duy trì được phong độ ấy.
>> 8 áp lực công việc bạn phải đối mặt khi đi làm kiếm tiền
Học giỏi có lợi thế nào khi ra trường tìm việc?
Sinh viên mới ra trường sẽ có nhiều lợi thế khi xin việc nếu chứng minh được rằng mình học giỏi, mình nắm vững các kiến thức chuyên ngành liên quan tới công việc. Tức là nếu các em tốt nghiệp loại giỏi, bằng giỏi, thì đó chỉ mang lại lợi thế ở vòng CV, khi nhà tuyển dụng sàng lọc CV, còn khi bước vào vòng phỏng vấn thì mình phải tự chứng minh năng lực bằng cách tự tin trả lời những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến kiến thức chuyên ngành. Tất nhiên, nếu các em học giỏi, vững vàng kiến thức chuyên ngành, thì buổi phỏng vấn sẽ trôi qua cực kỳ suôn sẻ, chẳng có gì phải run, chẳng có gì phải lo lắng, vì kiến thức đã có sẵn trong đầu mình rồi, nhà tuyển dụng hỏi gì thì mình trả lời cái đó thôi.
Ngoài ra, khi học giỏi, vững kiến thức chuyên ngành, thì sinh viên mới ra trường cũng sẽ tự tin hơn khi ứng tuyển, các em sẽ mạnh dạn apply việc làm ở những công ty lớn, cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Bên cạnh đó, khi buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi, khi các em đã trả lời trơn tru những câu hỏi về kiến thức, thì mình cũng sẽ có thể mạnh dạn deal được mức lương cao, phù hợp và xứng đáng với năng lực của mình. Tóm lại, học giỏi sẽ mang lại cho sinh viên mới ra trường nhiều lợi thế khi ứng tuyển, tuy nhiên, đường dài mới biết ngựa hay, vẫn có người cho rằng học giỏi chưa chắc sẽ làm việc giỏi…
Học giỏi có chắc sẽ làm việc giỏi không?
Như đã làm rõ ở phần trước, học giỏi sẽ mang lại lợi thế bước đầu cho sinh viên mới ra trường khi bắt đầu làm việc. Kiến thức chuyên ngành mà các em đã tích luỹ được sẽ là nền tảng để giúp mình nhanh chóng làm quen với công việc, dễ dàng tiếp thu những gì được các anh chị trong công ty training, hướng dẫn, từ đó, cũng giúp các em nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc. Tuy nhiên, đó chỉ là giai đoạn đầu khi mới bắt đầu làm việc, chứ thật ra học giỏi chưa chắc sẽ làm việc giỏi, chưa chắc sẽ duy trì được phong độ làm việc tốt trong nhiều năm tiếp theo. Vì sao thế?
Vì bản chất “làm việc giỏi” là một quá trình mà các em phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, tập trung hoàn toàn cho công việc để có thể hoàn thành những việc được giao một cách tốt nhất, thậm chí còn hoàn thành xuất sắc vượt ngoài mong đợi, đồng thời, hạn chế tối đa các sai sót trong công việc. Đây là một thử thách khó mà không phải người đi làm nào cũng có thể vượt qua để được công nhận là mình “làm việc giỏi”. Để trở thành một nhân viên giỏi, bạn cần phải đảm bảo rất nhiều yếu tố như vững kiến thức chuyên ngành, thành thạo nhiều kỹ năng mềm, tích luỹ nhiều kinh nghiệm làm việc, sự năng động, sáng tạo khi làm việc, chứ không đơn thuần chỉ nằm ở chuyện học giỏi, vững kiến thức.
>> Không gian riêng tư có giúp bạn tập trung làm việc tốt hơn?
Phải làm sao để trở thành nhân viên giỏi?
Bạn học giỏi, ra trường vững vàng kiến thức, bạn có quyền tự hào với thành công đó. Nếu bạn muốn tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công khác khi đi làm, muốn được công nhận là nhân viên giỏi, muốn đập tan định kiến rằng “học giỏi chưa chắc làm việc giỏi”, thì bạn cần phải tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, trau dồi bản thân và tập trung hoàn thành tốt những việc được giao. Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng mình vẫn duy trì được đức tính chăm chỉ, tập trung, chịu khó trong quá trình làm việc.
Tiếp theo, các em cần lưu ý rằng dù đã ra trường nhưng mình vẫn cần phải tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm nhiều điều để nâng cao năng lực bản thân trong quá trình làm việc. Các em có thể tự đọc thêm sách, báo, tài liệu để liên tục cập nhật kiến thức chuyên ngành mới nhất. Hoặc cũng có thể quan sát, lắng nghe, giữ tinh thần cầu tiến, học hỏi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm từ các anh chị đồng nghiệp trong công ty. Ngoài ra, các em cũng cần mạnh dạn đón nhận những thử thách khó trong công việc, vì chúng sẽ là cơ hội để mình cọ xát, rèn dũa và phát triển bản thân. Đồng thời, cần nhìn lại những điểm yếu của bản thân và có kế hoạch khắc phục chúng càng sớm càng tốt. Khi năng lực bản thân mình càng nâng cao, càng nhiều điểm mạnh, càng ít điểm yếu, thì các em đang tiến gần hơn đến danh hiệu “nhân viên giỏi” rồi đấy.
Bài viết này đã giúp các em giải đáp được rằng vì sao học giỏi chưa chắc làm việc giỏi, đồng thời, đưa ra một số lời khuyên giúp gia tăng cơ hội trở thành nhân viên giỏi khi đi làm. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Đi làm mà không thân với cấp trên thì có sao không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.