Học ít hiểu nhiều là câu nói cực kỳ quen thuộc mà chúng ta đã từng nghe qua từ nhỏ rồi, lúc nhỏ thì thấy cũng bình thường, không thắc mắc gì, nhưng khi lớn lên, thì nhiều sinh viên cảm thấy cấn cấn, các em thắc mắc rằng sao học ít mà hiểu nhiều được, liệu điều đó có thật không, áp dụng ở đại học thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
>> Làm sao để vượt qua áp lực tuần cuối ôn thi?
Học ít hiểu nhiều là gì?
Học ít hiểu nhiều không phải là học ít hiểu nhiều, mà là học ít hiểu nhiều. Ủa là sao ta? Tức là học ít ở đây không phải là học ít kiến thức, mà sinh viên cần hiểu theo hướng là học ít thời gian, tiết kiệm thời gian, không nhất thiết phải dành 8-10 tiếng mỗi ngày để học, mà vẫn nắm kiến thức, hiểu bài, hiểu rõ về kiến thức môn học.
Đây là một lời khuyên và cũng là lời gợi mở để sinh viên tìm được phương hướng học tập sao cho chuẩn xác, phù hợp với bản thân để phát huy tối đa hiệu quả, mình vẫn học tốt, nhưng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, để làm các hoạt động thường ngày khác nữa. Sau khi giải đáp rằng học ít hiểu nhiều là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem mình sẽ áp dụng ở đại học thế nào cho hiệu quả
>> Chơi với bạn điểm cao có giúp sinh viên học tốt hơn không?
Học ít hiểu nhiều áp dụng ở đại học thế nào cho hiệu quả?
Khi chưa hiểu rõ câu nói này, thì một số sinh viên cho rằng học ít hiểu nhiều chỉ dành cho những bạn thông minh. Chứ nếu mình cũng không thông minh lắm, thì phải học ngày học đêm mới hiểu bài chứ, nếu học ít chắc cũng hiểu sương sương thôi. Điều đó chỉ đúng 1 phần, nhưng cũng không tác động quá nhiều, thật ra, cho dù không thông minh lắm, thì sinh viên vẫn có thể áp dụng được câu nỏi học ít hiểu nhiều, vẫn đạt được điều đó & mang về kết quả học tập tốt.
Mấu chốt nằm ở việc các em lắng nghe giảng để hiểu bài ngay tại lớp, rồi khi về nhà mình cũng chăm chỉ + tập trung ôn bài, làm bài tập, vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế. Chuyện lắng nghe giảng trên lớp sẽ giúp sinh viên rút ngắn thời gian học xuống rất nhiều, thay vì ngồi lo ra, làm này làm kia, không nghe giảng, rồi về nhà loay hoay tự đọc tài liệu cả 5-6 tiếng, thì sinh viên hãy lắng nghe những kiến thức đã được giảng viên đúc kết một cách ngắn gọn, dễ hiểu, để hiểu bài ngay tại lớp, về nhà đỡ mất thời gian loay hoay nữa, còn nếu sau khi nghe giảng vẫn có 1 số chỗ chưa hiểu, thì hãy mạnh dạn hỏi lại giảng viên ngay để được giải đáp. Còn chuyện chăm chỉ + tập trung làm bài tập & ôn bài thì là điều đương nhiên, nó sẽ giúp các em đỡ bị xao nhãng bởi những việc khác, tránh việc vừa học vừa bấm điện thoại, học được 1 tí lại lướt Tiktok, đâm ra thấy mình cũng chăm chỉ ngồi học cả ngày, nhưng thực chất thời gian dùng điện thoại lại khá nhiều. Nếu biết cách giới hạn thời gian dùng điện thoại, tập trung tuyệt đối trong lúc học, thì sinh viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, học nhanh hơn, học ít thời gian hơn nhưng vẫn học tốt, hiểu nhiều, nắm vững kiến thức.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng học ít hiểu nhiều áp dụng ở đại học thế nào cho hiệu quả? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> 5 thói quen & quan điểm khiến sinh viên khó lòng học tốt
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.