Hầu hết sinh viên đều mong muốn mình sẽ đạt kết quả học tập tốt, nhiều bạn còn đặt thẳng mục tiêu rằng phải tốt nghiệp loại giỏi, ra trường với tấm bằng đại học loại giỏi trong tay. Tuy nhiên, đó là một thử thách khó khăn, là một mục tiêu đầy thách thức mà sinh viên phải cực kỳ quyết tâm, nỗ lực và nghiêm túc học tập thì mới có khả năng đạt được. Nếu điểm trung bình hiện tại chỉ đang ở mức khá, thì sinh viên có thể cố gắng để lên được học lực giỏi không?
>> Học lực loại khá có phải là thất bại của sinh viên không?
Học lực khá lên giỏi cách nhau bao xa?
Trước khi giải đáp rằng học lực khá lên giỏi có khó không, thì sinh viên cần nắm rõ được tiêu chí làm thế nào để đạt học lựa loại giỏi, đồng thời, hình dung được cụ thể học lực khá lên giỏi cách nhau bao xa, bao nhiêu điểm? Nếu xét trên thang điểm 10, để đạt học lực loại khá thì điểm trung bình tích luỹ tối thiểu cần đạt là 6.5, còn muốn lên loại giỏi thì tối thiểu phải được 8.0, tức là khoảng cách tối đa từ học lực khá lên giỏi sẽ cách 1.5 điểm trung bình tích luỹ. Đó là khoảng cách tối đa, còn khoảng cách ngắn nhất chỉ vỏn vẹn 0.1 điểm, tức là khoảng cách từ 7.9 lên 8.0, thiếu có một chút thôi mà xoay chuyển tình thế rất nhiều, một bước từ khá lên giỏi luôn. Tóm lại, học lực khá lên giỏi sẽ cách nhau trong khoảng từ 0.1 đến 1.5 điểm, mặc dù nhìn thấy có vẻ ít, nhưng đây chính là điểm trung bình tích luỹ của rất nhiều môn học, nhiều tín chỉ.
Chẳng hạn như hiện tại sinh viên đã tích luỹ được 50 tín chỉ, và còn cách 1.0 điểm để lên loại khá, thì tức là cả 50 tín chỉ ấy đều phải tăng lên 1 điểm, mà muốn kéo điểm trung bình tích luỹ lên cho đủ 8.0 thì thật sự không hề dễ dàng, toát mồ hôi hột luôn, các môn học còn lại hầu như sinh viên đều phải cố gắng đạt điểm càng cao càng tốt, dư ra càng nhiều càng tốt, để bù đắp cho 50 tín chỉ mà mình hoàn thành chưa tốt.
Từ học lực loại khá lên giỏi có khó không?
Sau khi hiểu rõ học lực khá lên giỏi cách nhau bao xa, thì sinh viên cần bắt tay vào hành động, phải nỗ lực để xoay chuyển tình thế, lội ngược dòng với hy vọng mình sẽ cải thiện được xếp loại học lực. Vậy từ học lực loại khá lên giỏi có khó không? Câu trả lời là khó, mức độ khó nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào khoảng cách điểm số để từ khá lên giỏi nhiều hay ít, chẳng hạn như khoảng cách 0.4 điểm sẽ ít khó khăn hơn một nửa so với khoảng cách 0.8, nhưng nhìn chung thì vẫn khó, nếu sinh viên chủ quan, thiếu cố gắng, chưa có sự thay đổi đáng kể trong cách học tập, thì vẫn có khả năng sẽ không làm được, không thể nâng kết quả học tập từ loại khá lên loại giỏi. Nếu không muốn viễn cảnh đáng tiếc ấy xảy ra với mình, thì sinh viên cần phải thật sự quyết tâm, hết mình cho “cuộc chiến” điểm số này. Hãy hiểu rằng từ học lực loại khá lên giỏi là một thử thách khó, nhưng không phải không thể, các em vẫn có thể chinh phục được thử thách này!
>> Sinh viên đi học bị quá tải kiến thức thì phải làm sao?
Làm sao để nâng kết quả học lên mức giỏi?
Nếu đang muốn vượt lên chính mình, nâng cao kết quả học tập, cải thiện điểm số từ học lực khá lên giỏi, thì sinh viên phải làm sao? Đầu tiên, sinh viên cần cố gắng củng cố động lực, nghĩ tới viễn cảnh tốt đẹp sau này, có được công việc tốt, mức lương hấp dẫn khi mình nắm vững kiến thức chuyên ngành, đó sẽ là động lực lớn để các em quyết tâm lội ngược dòng. Sau này, trên hành trình chinh phục các môn học tiếp theo, nếu có những lúc bị chùn bước, cảm thấy quá mệt mỏi, áp lực, thì hãy nhớ lại những động lực này, chúng sẽ tiếp thêm sức mạnh để các em vững bước.
Tiếp theo, sinh viên cần tìm cho mình phương pháp học phù hợp, giúp mình cảm thấy hứng thú, tiếp thu hiệu quả, hiểu rõ và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn. Mỗi người sẽ tự có phương pháp học riêng, chẳng hạn như dùng sơ đồ tư duy mind map, hoặc chăm chỉ ôn bài, làm bài tập ngay sau từng buổi học, lập nhóm học cùng bạn bè hoặc tự ôn bài tại nhà trong không gian yên tĩnh,… miễn sao các em thấy hiệu quả là được, và cần phải kiên trì, chăm chỉ học từ buổi đầu tiên cho tới tận khi thi học kỳ, chứ đừng nhất thời cao hứng, tập trung học, nhưng rồi sau đó 2-3 tuần lại lười biếng, học đại cho xong, học trước quên sau, thiếu kiên trì như thế thì khả năng cao rằng các em sẽ không thể kéo học lực từ khá lên giỏi.
Đảm bảo vững kiến thức mới là điều quan trọng nhất
Học lực giỏi là một điều đáng tự hào, là thành quả xứng đáng cho quá trình nỗ lực học hành chăm chỉ của sinh viên, nhất là khi các em phải đối mặt với rất nhiều môn chuyên ngành khó, kiến thức phức tạp ở đại học. Tuy nhiên, các em hãy luôn nhớ rằng từ học lực khá lên giỏi là điều tốt, cố gắng đạt điểm cao cũng tốt, nhưng đảm bảo vững kiến thức mới là điều quan trọng nhất. Khi sinh viên ra trường xin việc, tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi sẽ giúp các em tạo ấn tượng tốt trong vòng CV, tuy nhiên, yếu tố quyết định mình có được nhận vào làm việc hay không sẽ là cách trả lời phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đặt các câu hỏi liên quan tới chuyên môn, chuyên ngành, để khai thác xem liệu sau 4 năm đại học thì những kiến thức nào đã đọng lại trong đầu các em, liệu chúng có đủ để sử dụng trong công việc chưa?
Tóm lại, chuyện đặt mục tiêu rằng sẽ xoay chuyển tình thế, từ học lực khá lên giỏi là một điều tích cực, giúp sinh viên biết rõ mình muốn gì, cần làm gì để học tốt hơn, nhưng lưu ý rằng hãy luôn đề cao chuyện nắm vững kiến thức, chứ đừng mải chạy theo điểm số, rồi bỏ quên chất lượng kiến thức nhé. Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng học lực khá lên giỏi có khó không, làm sao để đạt được? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Sinh viên muốn học tốt thì nên bắt đầu từ đâu?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.