Kinh Nghiệm Xương Máu Khi Tìm Phòng Trọ Sinh Viên

Bên cạnh chủ đề học tập thì việc tìm nhà trọ cũng khiến không ít sinh viên phải đau đầu, thậm chí là một số bạn còn phải liên tục chuyển trọ vì sau khi vào ở một thời gian lại thấy phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, khiến mình không thể tiếp tục ở lại lâu dài. Mà chuyển trọ đâu phải điều đơn giản, phải cực kỳ vất vả, di chuyển cả đống đồ đạc, rồi phải dọn dẹp, trang trí lại phòng trọ mới,… Chính vì thế, khi lựa chọn phòng trọ, sinh viên phải cực kỳ cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng. Dưới đây là một số kinh nghiệm xương máu khi tìm phòng trọ sinh viên mà các em có thể tham khảo:

>> Tiền thuê phòng trọ 1 tháng của sinh viên là bao nhiêu?

1. Không tìm phòng trọ sinh viên quá xa trường

Phòng trọ ở xa trường thường sẽ có chi phí thuê trọ rẻ hơn, nhất là khi các em chọn phòng ở các quận xa trung tâm. Tuy nhiên, điều đó lại khiến các em phải cực kỳ vất vả, tốn nhiều thời gian khi di chuyển đến trường và về nhà mỗi ngày, nhất là sau một ngày học tập mệt mỏi, rồi lại phải “đi phượt” về nhà, lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của các em.

Ngoài ra, sau khi di chuyển một chặng đường dài để về nhà, thì các em sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn leo lên giường ngủ, hoặc nằm bấm điện thoại, chứ sẽ chẳng còn tâm trí để mà học bài, như thế sẽ khiến kết quả học tập bị sa sút, điểm kém, ảnh hưởng xấu đến xếp loại tốt nghiệp khi ra trường. Chính vì thế, kinh nghiệm xương máu đầu tiên khi tìm phòng trọ sinh viên chính là đừng bao giờ chọn phòng trọ quá xa trường.

2. Làm rõ tất cả chi phí phát sinh khi thuê trọ

Chi phí thuê trọ là khoản tiền mà sinh viên phải đóng mỗi tháng, nó quyết định xem các em có thể ở trọ lâu dài hay không. Chính vì thế, để đảm bảo quyền lợi cho mình thì sinh viên cần phải làm rõ tất cả chi phí phát sinh khi thuê trọ, bao gồm tiền thuê phòng, cách tính tiền điện, nước, wifi, phí giữ xe, phí quản lý,… Tránh việc tìm hiểu chưa kỹ để sau khi vào ở mới tá hoả vì hoá đơn tiền phòng phát sinh nhiều khoản chi phí mà mình chưa lường trước, rồi lại phải gồng mình đóng thêm chi phí, hoặc lại phải mất công tìm phòng trọ mới, mất công chuyển chỗ trọ. Đây là kinh nghiệm xương máu khi thuê trọ mà sinh viên cần lưu ý, nhất là với sinh viên năm nhất, chưa có nhiều kinh nghiệm tìm phòng trọ.

>> 5 điều cần lưu ý khi thuê phòng trọ sinh viên giá rẻ

3. Lựa chọn bạn cùng phòng thật kỹ lưỡng

Nếu sinh viên ở trọ một mình thì chẳng có vấn đề gì, nhưng nếu các em quyết định ở trọ cùng một vài người bạn để cùng share chi phí, thì đó là một câu chuyện khác và có một kinh nghiệm quan trọng mà các em cần lưu ý, đó là hãy lựa chọn bạn cùng phòng thật kỹ lưỡng. Hãy cân nhắc xem liệu mình và các bạn ấy có hợp tính nhau không, có đáp ứng được các tiêu chuẩn chung của nhau trong việc sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh phòng trọ không, giờ giấc về nhà buổi tối có xung khắc với nhau không, có thống nhất được cách share tiền trọ không, tốt nhất là hãy trao đổi rõ với nhau những điều ấy trước khi quyết định ở chung. Ngoài ra, để bảo vệ tài sản của mình, tránh xảy ra những trường hợp mất mát đáng tiếc, thì các em cũng cần tìm hiểu kỹ lai lịch của bạn cùng phòng nhé!

4. Tối giản các vật dụng trong phòng trọ sinh viên

Một kinh nghiệm nữa chính là sinh viên nên tối giản các vật dụng trong phòng trọ. Các vật dụng trong phòng trọ sinh viên cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng, các em chỉ nên lựa chọn những vật dụng thật sự cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày, điều này vừa giúp phòng trọ ngăn nắp hơn, tiết kiệm không gian hơn, cũng vừa giúp các em khi chuyển trọ đỡ vất vả hơn. Ngoài ra, điều này cũng giúp các em tiết kiệm tiền điện hàng tháng khi lựa chọn các thiết bị điện thật sự cần thiết, vừa đủ để mình sử dụng thôi. Chẳng hạn như lựa chọn kích thước tủ lạnh sao cho vừa đủ, tránh việc dùng loại to quá so với nhu cầu.

>> Những vật dụng cần có trong phòng trọ sinh viên

5. Ký hợp đồng thuê trọ để đảm bảo quyền lợi

Một kinh nghiệm cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng chính là sinh viên nên ký hợp đồng rõ ràng với chủ trọ. Không ít sinh viên đã phải ngậm ngùi chuyển trọ vì bất đồng quan điểm với chủ trọ, hoặc khi thuê trọ được 1-2 tháng thì thấy phát sinh quá nhiều vấn đề trái với những gì đã thoả thuận miệng trước đó. Để đảm bảo quyền lợi cho mình và tránh xảy ra những mâu thuẫn không đáng có, thì tốt nhất là sinh viên nên ký hợp đồng thuê trọ rõ ràng ngay từ đầu. Đồng thời, trước khi ký hợp đồng thuê phòng trọ thì các em cũng cần đọc kỹ tất cả điều khoản, hỏi kỹ những phần mình chưa rõ, tránh việc nội dung hợp đồng mập mờ, gây bất lợi cho các em sau này.

Trên đây là những kinh nghiệm khi tìm phòng trọ sinh viên mà các em có thể tham khảo, để đảm bảo mình sẽ tìm được một chỗ ở phù hợp và có thể gắn bó lâu dài, đỡ phải đau đầu vì việc chuyển trọ thường xuyên. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các em, nhất là các bạn tân sinh viên năm nhất nhé!

>> Cách chọn phòng trọ giúp sinh viên tiết kiệm chi phí

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Điều Kiện Tốt Nghiệp Loại Giỏi Của Hệ Cao Đẳng

4 Tác Hại Khôn Lường Khi Thụ Động Trong Việc Học

Sinh Viên Có Nên Tham Gia Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Không?