Dù đi học hay đi làm, kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc và chủ động làm việc đều vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp các em sắp xếp xem nên làm gì trước, nên làm gì sau, nên ưu tiên việc gì, nên hoãn lại việc gì và không bỏ sót bất kỳ công việc cần làm nào. Đồng thời, mình sẽ có được tác phong chủ động làm những việc mà mình nghĩ là tốt và cần làm, chứ không bị động chờ được giao việc rồi mới làm.
Những ai có kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc và chủ động làm việc thường sẽ có kết quả học tập hoặc kết quả làm việc tốt, thường xuyên được khen ngợi và đánh giá cao. Vậy làm thế nào để rèn luyện được kỹ năng này?
>> Tổng hợp cách rèn luyện các kỹ năng mềm để sinh viên tự tin vào đời
1. Liệt kê các công việc cần làm
Muốn rèn luyện kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc thì đầu tiên các em cần phải biết được mình đang cần làm những công việc nào. Công việc ở đây có thể là học bài, làm bài tập, học nhóm, học Tiếng Anh chứ không phải chỉ ám chỉ các công việc khi đi làm sau này đâu. Hãy cố gắng liệt kê chi tiết nhất có thể. Các công việc lớn nào mà bao gồm những việc nhỏ thì cần liệt kê các việc nhỏ đó ra luôn. Chẳng hạn như việc học Tiếng Anh có thể bao gồm học từ vựng, luyện nghe, luyện nói, giải đề,…
2. Lập thời gian biểu đễ dễ dàng quản lý công việc
Tiếp theo, các em cần tự lập thời gian biểu hàng tuần cho mình. Ví dụ thời gian biểu của ngày thứ 2 có thể như sau:
- 7h – 10h: Học môn A trên trường.
- 10h – 11h: Sinh hoạt trong CLB B.
- 11h – 12h: Tự ôn lại bài môn A đã học khi sáng.
- 12h – 13h: Ăn trưa, nghỉ trưa.
- 13h – 15h: Học nhóm môn C.
- 15h – 17h: Làm bài tập môn D.
- 17h – 18h: Ăn tối.
- 18h – 20h: Đi làm thêm.
- 20h – 21h: Luyện nghe Tiếng Anh.
Để cho dễ nhìn thì các em có thể vẽ thành các ô như lúc trước mình hay làm thời khoá biểu môn học ấy. Rồi nên dán lịch ở bàn học để mình có thể tiện theo dõi. Ngoài ra, các em cũng có thể chụp ảnh lại, lưu trên điện thoại để những lúc ở trên trường hay đi ngoài đường thì mình cũng có thể xem lịch khi cần thiết luôn.
>> Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả trong học tập và công việc
3. Tập trung cao độ khi làm việc
Khi đã sắp xếp công việc vào thời gian biểu rồi, thì các em cần phải có sự quyết tâm và kỷ luật cao để theo sát thời gian biểu đó nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Chẳng hạn như 7h – 10h là thời gian học môn A trên trường, thì các em cần đi học đúng giờ, trong lớp tập trung nghe giảng, không làm việc riêng, chỗ nào không hiểu thì mạnh dạn hỏi lại. Hoặc 11h – 12h là thời gian tự ôn bài môn A thì các em cần tập trung để ôn bài, không bấm điện thoại hay lướt facebook để tránh làm ảnh hưởng đến thời gian của công việc tiếp theo. Vì nếu đến 12h mà các em vẫn chưa ôn bài xong thì khi nào mới bắt đầu ăn trưa, nghỉ trưa? Rồi nếu ăn trưa, nghỉ trưa trễ thì nhiều khả năng các em sẽ bị trễ giờ trong buổi học nhóm lúc 13h.
4. Luôn quản lý tiến độ và hiệu quả công việc
Làm được những điều phía trên, các em chỉ mới dừng lại ở làm được việc, không bỏ sót công việc. Tuy nhiên, một người có kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc tốt thì cần phải quản lý được tiến độ và hiệu quả công việc nữa. Chẳng hạn như em đặt mục tiêu là trong 1 tuần học được 150 từ vựng tiếng Anh và chia thành 5 buổi học từ vựng. Thì liệu từng buổi em đã học được đủ 30 từ chưa, đang chậm hay nhanh hơn tiến độ? Và mình học như thế đã hiệu quả chưa, có thuộc kỹ chưa hay là chỉ thuộc sơ sơ, có nhớ lâu được không, hay tuần này học rồi tuần sau quên?
5. Đề xuất các giải pháp để cải thiện công việc
Sau này đi làm, nếu có ý tưởng mới hay các giải pháp giúp cải thiện kết quả làm việc, các em có thể mạnh dạn đề xuất với cấp trên. Còn hiện tại, khi đi học, các em có thể tự đề xuất với chính mình những giải pháp nên làm để cải thiện kết quả học tập, kết quả học Tiếng Anh,…
Chẳng hạn như các em cảm thấy mình học từ vựng mãi không thuộc, mỗi buổi không thể học nổi 30 từ mới, thì các em hãy nhìn lại xem phương pháp học từ vựng của mình đã đúng chưa, vì sao học mà không thuộc nhanh, học trước quên sau,… và tìm hiểu thêm trên mạng xem có phương pháp nào học nhanh và hiệu quả hơn không?
>> Cách học từ vựng hiệu quả – Tặng Ebook 3000 từ Tiếng Anh thông dụng nhất
6. Chủ động quản lý công việc, không cần ai giao việc hay nhắc nhở
Cuối cùng, các em cần rèn luyện tính chủ động trong công việc mà không cần ai giao việc hay nhắc nhở. Sau này khi đi làm, những nhân viên nào biết chủ động làm việc sẽ được cấp trên tin tưởng, trọng dụng hơn những ai chỉ chờ giao việc rồi mới làm. Còn hiện tại, khi còn đi học, những ai chủ động đọc bài trước khi đến lớp, chủ động làm bài tập mà không cần giảng viên giao bài, chủ động ôn bài mỗi ngày chứ không đợi tới gần thi mới ôn thì sẽ có kết quả học tập tốt.
>> Cách dùng Google Calendar để quản lý công việc hàng ngày
Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các em rèn luyện được kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc và chủ động làm việc. Chúc các em thành công.
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe
—
?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.