Xin việc là thử thách đương nhiên mà chúng ta phải vượt qua nếu muốn tìm được một việc làm tốt, đúng với mong muốn và khả năng của bản thân. Với những người đã đi làm lâu năm, nhiều kinh nghiệm, thì sẽ thấy xin việc là điều không quá khó, nhưng với sinh viên mới ra trường thì lại khác, các em cực kỳ lo lắng, không biết làm sao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, làm sao để xin việc thành công? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời gỡ rối trong bài viết này nhé!
>> Không lo thất nghiệp khi ra trường nếu có những hành trang này
Tích luỹ đầy đủ hành trang khi ra trường xin việc
Chuyện xin việc làm khi ra trường nó tương tự như khi chúng ta đi mua sắm, với một sản phẩm chất lượng, thì tất nhiên sẽ được nhiều người tin tưởng, săn đón và sẵn sàng chi nhiều tiền để có được sản phẩm ấy, tức là điều quan trọng nhất chính là chất lượng sản phẩm. Khi đi xin việc cũng thế, mấu chốt để tìm được việc làm tốt, lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng chính là ứng viên phải thật sự có năng lực tốt, phù hợp với vị trí ứng tuyển. Chính vì thế, trước khi ra trường xin việc, các em cần chắc chắn rằng mình đã tích luỹ đầy đủ hành trang cần thiết mà công việc yêu cầu. Hãy dành thời gian tìm hiểu trước mô tả công việc của các vị trí mà sau này mình dự định ứng tuyển, xem bản thân mình còn thiếu sót ở đâu, cần trau dồi thêm những gì để hoàn thiện hơn, chẳng hạn như kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm liên quan tới công việc, ngoại ngữ,… Điều này cũng giúp sinh viên mới ra trường tự tin hơn về bản thân và tăng cơ hội trúng tuyển.
Tìm hiểu kinh nghiệm ứng tuyển, cách viết CV, phỏng vấn
Một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều sinh viên mới ra trường bị trượt phỏng vấn, hoặc gửi CV apply nhưng không được công ty phản hồi, chính là vì các em đang thiếu kinh nghiệm ứng tuyển, chưa biết cách xin việc sao cho tối ưu khả năng được nhận. Để xin việc thành công, sinh viên mới ra trường cần lưu ý dành thời gian tìm hiểu kỹ về kinh nghiệm ứng tuyển, cách viết CV, gửi email ứng tuyển, giới thiệu bản thân, trả lời phỏng vấn sao cho ấn tượng, nêu bật những điểm mạnh của bản thân, tránh mắc phải các lỗi tối kỵ khi ứng tuyển,… Có thể các em sẽ cảm thấy bị ngộp khi có quá nhiều điều cần phải tìm hiểu, nhưng thật ra cũng sẽ không quá khó, nhà tuyển dụng không đòi hỏi quá cao với sinh viên mới ra trường, ít ra khi có sự tìm hiểu trước thì các em cũng sẽ toả sáng hơn, có khả năng xin việc thành công hơn. Về kinh nghiệm ứng tuyển, sinh viên mới ra trường có thể tham khảo chi tiết tại đây.
Nắm rõ ưu nhược điểm bản thân khi ra trường xin việc
Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng, bất kỳ ai cũng có những ưu nhược điểm riêng, sinh viên mới ra trường cần phải nắm rõ được rằng bản thân đang có những ưu nhược điểm nào, để tối ưu cơ hội xin việc thành công. Khi đã hiểu rõ năng lực bản thân, thì các em cần phải cố gắng show cho nhà tuyển dụng thấy các điểm mạnh của mình, hạn chế thể hiện ra các điểm yếu, hoặc tốt nhất là nên dành thời gian để nỗ lực khắc phục, hoàn thiện những điều mà bản thân còn đang thiếu sót, vì nó sẽ giúp các em vững vàng năng lực hơn, tự tin hơn khi ứng tuyển việc làm.
Cho nhà tuyển dụng thấy mình là ứng viên phù hợp
Song song đó, khi nắm rõ ưu nhược điểm bản thân, thì sinh viên mới ra trường cũng thuận lợi hơn trong việc cho nhà tuyển dụng thấy mình là ứng viên phù hợp, tăng cơ hội xin việc thành công. Các em cần hiểu rằng khi tuyển dụng nhân viên, thì nhà tuyển dụng luôn mong muốn sẽ tìm được người phù hợp nhất, chứ không phải người giỏi nhất, những ai quá hoàn hảo, quá giỏi, nhưng lại có nhiều điểm chưa phù hợp với công việc, thì vẫn có khả năng bị loại. Vì thế, các em hãy đảm bảo rằng mình đã đọc kỹ mô tả công việc, nắm được hình mẫu ứng viên mà công ty đang tìm kiếm, rồi show cho nhà tuyển dụng thấy càng nhiều điểm phù hợp càng tốt, càng tăng cơ hội trúng tuyển. Tất nhiên, các em cần lưu ý đảm bảo sự trung thực, mình có thì mới nói, chứ đừng bịa đặt ra những ưu điểm mà bản thân mình không có, vì điều đó sớm muộn gì cũng bại lộ, các em sẽ bị loại ngay, không thể qua mặt nhà tuyển dụng đâu.
Bài viết này đã giúp sinh viên mới ra trường gỡ rối được khúc mắc về chuyện tìm việc làm, nắm được rằng phải làm sao để xin việc thành công? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Trả lời phỏng vấn thế nào khi được hỏi kinh nghiệm làm việc?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.