Phải Làm Sao Khi Bị Sai Điểm, Không Giống Điểm Giảng Viên Đã Đọc?

Sai điểm là trường hợp điểm mà sinh viên nhận được có những sai sót, không giống như các em tính toán từ ban đầu, hoặc không giống với điểm mà giảng viên đã đọc. Sai điểm có thể giúp sinh viên tự dưng có điểm số cao hơn bình thường, nhưng cũng có khả năng sai điểm kéo kết quả điểm số đi xuống, chênh lệch rất nhiều so với mức điểm gốc, khiến kết quả học tập của sinh viên bị biến động rất nhiều, kéo theo xếp loại học lực và chuyện xét học bổng khuyến khích học tập cũng có thể bị ảnh hưởng. Vậy sinh viên phải làm sao khi bị sai điểm, không giống điểm mà giảng viên đã đọc? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp trong bài viết này nhé!

>> Cách tính điểm trung bình môn ở đại học, kèm ví dụ cụ thể

Sinh viên biết điểm bằng những cách nào?

Trước khi giải đáp băn khoăn rằng phải làm sao khi bị sai điểm, không giống điểm giảng viên đã đọc, chúng ta sẽ tìm hiểu xem sinh viên biết điểm bằng những cách nào, thông qua các hình thức nào? Tuỳ từng trường đại học, từng giảng viên sẽ có các hình thức thông báo điểm kiểm tra, điểm giữa kỳ, điểm thi cuối kỳ, điểm tổng kết môn học, điểm trung bình tích luỹ khác nhau cho sinh viên. Tuy nhiên, để kể tên những cách có thể giúp sinh viên biết điểm, thì thường sẽ xoay quanh 3-4 cách phổ biến nhất, chính là xem trên website của trường, xem trong tài khoản sinh viên, được giảng viên đọc điểm trực tiếp trong lớp, hoặc thông báo danh sách điểm qua file excel được gửi cho cả lớp. Khi nhận được kết quả điểm số, dù bằng bất kỳ cách nào, thì đa số đều sẽ chính xác, trùng khớp với nhau, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sinh viên bị sai điểm, dù không quá phổ biến, lâu lâu mới gặp, nhưng cũng là điều có thể xảy ra. Điều này khiến sinh viên thắc mắc rằng vì sao lại có trường hợp bị sai điểm như thế, sai sót từ đâu, do nguyên nhân gì?

Vì sao lại có trường hợp sinh viên bị sai điểm?

Mặc dù sai điểm là trường hợp hiếm gặp, nhưng sinh viên cũng cần biết nguyên nhân vì sao lại có những trường hợp ấy, để khi lỡ gặp phải thì mình cũng hiểu vấn đề, chứ không bị hoang mang, lo lắng lung tung. Đầu tiên, đó có thể là trường hợp làm tròn điểm sai cách, tức là khi tính toán ra điểm bị lẻ, chúng ta sẽ thường phải làm tròn, nhưng do làm tròn sai cách nên thấy điểm bị lệch. Tiếp theo, có thể bị sai điểm trung bình môn học, hoặc điểm trung bình tích luỹ, do sinh viên tính toán sai, nên ra kết quả khác với thông báo chính thức từ nhà trường. Để chắc ăn nhất thì khi thấy có sai lệch điểm, sinh viên cần tự tính toán lại thật kỹ, xem liệu có phải nguyên nhân do sai sót của mình không? Còn nếu sau khi tính lại, kết quả vẫn khác biệt, nhưng các em chắc chắn rằng mình đã tính đúng, thì nguyên nhân là vì trường đã có sai sót trong khâu nhập điểm, tính điểm, rồi cập nhật điểm lên website bị nhầm,… nói chung là các nguyên nhân sai sót từ lỗi nhập liệu, tính toán hoặc đánh máy của nhà trường.

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp sinh viên thấy rằng kết quả điểm công bố trên website, trong tài khoản sinh viên lại có sự khác biệt, không giống với điểm giảng viên đã đọc cho cả lớp nghe từ trước, sai sót này có thể do sinh viên nghe nhầm, hoặc ghi chép nhầm khi giảng viên đọc điểm, và cũng không loại trừ khả năng giảng viên nhìn nhầm, đọc nhầm điểm của bạn này cho bạn kia. Mặc dù đa số đều là những sai sót khách quan, nhưng cũng khiến nhiều sinh viên bị “đau tim”, hoang mang, lo lắng, vậy phải làm sao khi bị sai điểm, không giống điểm giảng viên đã đọc?

>> Cách tính điểm trung bình cuối học kỳ ở đại học, kèm ví dụ

Phải làm sao khi bị sai điểm, không giống điểm giảng viên đã đọc?

Khi thấy mình bị sai điểm, kết quả công bố trên website của trường không giống điểm giảng viên đã đọc, thì điều đầu tiên sinh viên cần làm chính là liên hệ giảng viên để cùng check lại xem liệu có thật sự sai sót không, nếu có thì giảng viên sẽ sửa lại ngay. Cách giải quyết khá đơn giản, nhưng nhiều sinh viên bị ngại, không dám hỏi lại giảng viên, rồi cứ để sự ấm ức vì sai điểm tồn tại mãi trong đầu, càng nghĩ tới càng mệt mỏi, càng tiếc. Nhưng các em ơi, điểm số là của mình, đây là quyền lợi bình thường và chính đáng, các em đừng để sự ngại ngùng khiến mình bị thiệt thòi. Hãy cứ hỏi lại giảng viên cho chắc ăn, đây là tình huống bình thường, chẳng có gì phải ngại, nếu chưa có thông tin liên lạc của giảng viên, thì các em có thể hỏi lớp trưởng, hoặc liên hệ văn phòng khoa, trình bày sự việc, rồi xin thông tin giảng viên để mình liên hệ, cũng có thể văn phòng khoa sẽ tự liên hệ và giải quyết giùm các em luôn, vì đây cũng là công việc mà các thầy cô cần làm.

Còn đối với trường hợp sinh viên cảm thấy mình làm bài thi tốt, hoàn thành với nhiều tín hiệu khả quan, dò lại bài với bạn bè thấy trùng khớp nhiều, nhưng khi có kết quả điểm số lại bị thấp hơn so với kỳ vọng, hoặc bị lệch điểm khá nhiều với bạn bè, thì các em có thể làm đơn xin phúc khảo bài thi. Lúc đó, bài thi của sinh viên sẽ được chấm lại một cách kỹ càng, qua nhiều giảng viên, để đảm bảo có kết quả chính xác, khách quan nhất, nhưng lưu ý rằng khi phúc khảo thì điểm có thể tăng lên, nhưng cũng có trường hợp bị giảm xuống vì trong quá trình chấm bài, giảng viên lại phát hiện ra thêm một số lỗi sai khác, khiến điểm thi bị trừ bớt.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng phải làm sao khi bị sai điểm, không giống điểm giảng viên đã đọc? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?