Rớt Môn, Điểm Kém, Học Lực Chưa Giỏi – Làm Thế Nào Để Lội Ngược Dòng?

Cuộc đời là một cuộc đua, học tập chỉ là chặng đua đầu tiên. Nếu hiện tại các em đang cảm thấy mình thua kém các bạn khác vì mình rớt môn, điểm kém hay học lực chưa giỏi thì hãy bỏ ngay suy nghĩ ấy đi. Vì các em hoàn toàn có thể lội ngược dòng ngay từ bây giờ!

Học tập chỉ là thử thách đầu tiên trong cuộc đua đến thành công của các em. Sau này ra trường, đi làm, các em sẽ còn gặp nhiều thử thách cam go hơn. Người ta không đánh giá các em bằng điểm số nữa, mà sẽ đánh giá bằng thực lực, bằng hiệu quả công việc sao cho tương xứng với mức lương mà người ta trả cho các em. Ở trường học, thầy cô chỉ yêu cầu các em nắm được lý thuyết và biết cách ứng dụng nó vào thực tế một chút thôi. Còn khi đi làm, công ty sẽ yêu cầu các em phải biết linh hoạt ứng dụng các kiến thức đã học vào công việc và còn phải mang về kết quả tốt nữa.

Nói chung là từ giờ cho đến khi đạt được thành công là một chặng đường dài. Sau này, ai giỏi hơn ai, ai thành công hơn ai là điều chưa thể nói trước được. Dù hiện tại các em đang yếu thế hơn nhưng vẫn có thể lội ngược dòng, còn những bạn đang ổn, đang được đánh giá là giỏi, xuất sắc, chưa chắc sau này sẽ dễ dàng đạt được thành công nếu không giữ vững phong độ.

Vậy làm thế nào để lội ngược dòng trên chặng đua học tập?

1. Đừng tự ti về quá khứ

Anh biết nhiều bạn có quá khứ từng rớt môn, điểm kém hay học lực chưa giỏi, nhưng các bạn ấy đã mạnh mẽ vượt qua để học tốt hơn. Dù đã từng thất bại nhiều lần, nhưng các em cũng đừng nên tự ti về quá khứ của mình. Sau cơn mưa trời lại sáng. Điều quan trọng là sau những lần thất bại đó, các em đã học được những gì? Hãy dành thời gian để liệt kê lại các thất bại trong quá khứ của mình và lần lượt rút ra những kinh nghiệm cho bản thân, để mình sẽ không mắc lại sai lần như thế nữa.

Đừng bao giờ nghĩ rằng, nếu được quay về quá khứ, mình sẽ thay đổi, cố gắng chăm chỉ học tập hơn. Vì đó đã là quá khứ rồi, không thể thay đổi được, càng nghĩ về nó sẽ càng khiến các em cảm thấy tự ti và tiêu cực hơn. Nếu các em từng rớt môn, từng bị điểm kém hay chưa đạt được học lực giỏi, thì hãy nghĩ lại xem nguyên nhân nào khiến mình gặp những thất bại đó. Từ đó, rút kinh nghiệm để tiến bộ hơn, không bị rớt môn nữa, đạt điểm cao hơn và đạt được học lực giỏi trong tương lai.

Anh bật mí cho các em một số bài anh từng viết dựa trên kinh nghiệm học tập trong quá khứ của mình, anh nghĩ sẽ hữu ích cho các em trong giai đoạn này:

>> Tư duy tích cực – Động lực học tốt cho sinh viên
>> Muốn học giỏi, hãy ngừng ngay 9 điều này
>> Lỡ mất căn bảng tiếng Anh rồi thì phải làm sao?

2. Tin rằng bản thân mình có thể lội ngược dòng

Khi nhiều lần bị điểm kém, các em sẽ dễ rơi vào trạng thái tự ti, nghĩ rằng mình không làm được đâu, không học tốt được đâu. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, nếu từ bỏ chính mình, không tin vào bản thân mình thì các em sẽ tự trở thành những kẻ thất bại. Chẳng có ai vô dụng cả, ai cũng có điểm mạnh. Thay vì nghĩ rằng “Mình chẳng làm được gì ra hồn” thì hãy nghĩ rằng “Mình có thể làm được”.

Ở phần này, anh cũng muốn chia sẻ với các em rằng: “Nếu sau này các em đã lội ngược dòng thành công, học lực khá, giỏi, thì cũng đừng tự cao, đừng vội coi thường người khác, họ cũng có thể tin vào bản thân họ để lội ngược dòng đấy.”

3. Chia nhỏ thử thách để dễ dàng lội ngược dòng

Chẳng có cuộc đua nào dễ dàng cả, trên đường đua sẽ luôn có những rào cản, những thử thách. Thay vì nghĩ rằng có đến hàng chục thử thách, áp lực quá. Thì các em hãy chia nhỏ chúng ra, hãy lần lượt vượt qua từng thử thách. Hãy nghĩ đến thành công, tập trung vào mục tiêu điểm cao, học lực hỏi và cố gắng hoàn thành tốt từng bài kiểm tra, từng môn học để đạt được mục tiêu của mình.

Chẳng hạn như trong tuần này các em có tới 5 bài kiểm tra, đó chính là 5 thử thách. Các em đừng nhìn vào số lượng bài kiểm tra nhiều như thế để tạo áp lực lớn cho bản thân, mà hãy chia nhỏ chúng ra, ôn lần lượt từng môn. Những bài kiểm tra đó chính là các thử thách để các em nỗ lực hơn, phát triển bản thân mình hơn, chứ không phải để các em chán nản và từ bỏ.

Dưới đây anh cũng chia sẻ thêm một số kinh nghiệm từ bản thân anh, sẽ có thể giúp các em vượt qua các thử thách trong học tập:

>> Làm gì để giảm bớt áp lực học hành, thi cử?
>> Sinh viên cần làm gì khi chán nản, muốn từ bỏ việc học tiếng Anh?

4. Cố gắng tiến bộ từng ngày

Không ai đọc xong bài viết này mà học giỏi ngay sau 1 tuần cả. Điều gì cũng cần thời gian. Học tập là một quá trình, là một chặng đua dài. Các em chỉ thu được thành quả sau một thời gian dài cố gắng, nỗ lực, chứ không thể lật ngược tình thế ngay lập tức.

Các em cần cố gắng từng chút một, tiến bộ dần qua từng ngày. Chỉ cần mình không bỏ cuộc, không ngừng tiến về phía trước thì các em sẽ có thể lội ngược dòng, đạt được điểm cao và thậm chí là đạt được học lực giỏi.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các em xoá bỏ được sự tự ti, dựa trên những thất bại trong quá khứ để tiến lên, tin vào bản thân mình hơn và sẽ có được một cú lội ngược dòng ngoạn mục. Anh tin rằng nếu không ngừng cố gắng thì khi ra trường, các em sẽ có được kết quả tốt, chiến thắng trong chặng đua học tập và sẽ tiếp tục thành công hơn trong những chặng đua tiếp theo!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Điều Kiện Tốt Nghiệp Loại Giỏi Của Hệ Cao Đẳng

4 Tác Hại Khôn Lường Khi Thụ Động Trong Việc Học

Sinh Viên Có Nên Tham Gia Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Không?