Sinh Viên Bị Điểm D Thì Phải Làm Sao? Có Học Lại Không?

Điểm số ở đại học vẫn luôn là chủ đề được đông đảo sinh viên quan tâm, ai cũng mong muốn mình sẽ đạt điểm số cao, đồng nghĩa với việc chẳng sinh viên nào muốn mình bị điểm kém cả. Nếu xét trên thang điểm chữ, chắc chắn các em sẽ rất vui khi mình đạt điểm A, B. Rồi hơi buồn xíu khi chẳng may bị điểm C. Nhưng điều đó vẫn chưa tệ bằng việc mình bị điểm D, điểm F. Đối với điểm F thì chắc chắn các em phải học lại rồi, vì đó là mức điểm kém. Nhưng nếu sinh viên bị điểm D thì phải làm sao – Có phải học lại không?

>> Điểm C có cần học cải thiện không?

Điểm D tương đương với bao nhiêu điểm?

Nếu ở cấp 3, các em đã quen với thang điểm 10, thì khi lên đại học sẽ hơi bỡ ngỡ nếu trường mình dùng thang điểm chữ A, B, C, D, E, F. Các bài thi và bài kiểm tra sẽ được chấm trên thang điểm 10, và điểm trung bình môn học cũng sẽ là thang điểm 10 (làm tròn tới 1 chữ số thập phân), sau đó, điểm sẽ được quy đổi thành thang điểm chữ tương ứng như sau:

  • Điểm A: Tương đương 8.5 – 10 (Giỏi)
  • Điểm B: Tương đương 7.0 – 8.4 (Khá)
  • Điểm C: Tương đương 5.5 – 6.9 (Trung bình)
  • Điểm D: Tương đương 4.0 – 5.4 (Yếu)
  • Điểm F: Tương đương dưới 4.0 (Kém)

Vậy điểm D sẽ tương đương với mức điểm từ 4.0 đến 5.4, vừa có đoạn dưới trung bình, vừa có đoạn trên trung bình – Vậy nếu chẳng may sinh viên có một môn bị điểm D thì phải làm sao – Có phải học lại không?

Điểm D có phải học lại không?

Điểm D là điểm được xếp loại đạt, tức là không bắt buộc phải học lại như điểm F. Đồng thời, nhà trường cũng sẽ không quá quan tâm đến việc các em có nhiều hay ít điểm D để xét tốt nghiệp, thay vào đó, yếu tố quyết định việc tốt nghiệp của các em sẽ là điểm trung bình tích luỹ của tất cả môn học sau 4 năm đại học. Chính vì thế, điểm D có học lại hay không là tuỳ thuộc vào quyết định của sinh viên.

Nếu các em thấy mình có quá nhiều điểm D và chúng đang kéo điểm trung bình tích luỹ của mình xuống khoảng nguy hiểm, hoặc có thể khiến mình bị rớt hạng bằng tốt nghiệp (chẳng hạn như thay vì khá thì bị kéo xuống trung bình), thì các em nên học lại một số môn để đẩy điểm trung bình tích luỹ của mình lên. Tất nhiên, học lại sẽ không đảm bảo 100% rằng điểm trung bình sẽ tăng lên, vì các em vẫn có khả năng bị điểm thấp hơn nếu mình chưa thật sự tập trung và cố gắng. Tức là một khi đã quyết định sẽ học lại bất kỳ môn nào, thì các em cần phải cực kỳ tập trung để đảm bảo đạt kết quả tốt hơn lúc trước.

>> 5 cách giúp sinh viên cải thiện điểm số

Sinh viên bị điểm D thì phải làm sao?

Sinh viên bị điểm D thì có thể học lại hoặc không học lại, tuỳ vào quyết định của các em. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn khá nhiều điều khiến sinh viên phải lo lắng nếu nhận được điểm D, chẳng hạn như:

  • Tự ti về năng lực bản thân, cho rằng mình yếu kém, không giỏi như bạn bè;
  • Mất căn bản, chưa vững kiến thức môn học nên mới bị điểm D;
  • Lo lắng rằng kết quả xếp loại tốt nghiệp sẽ không tốt;
  • Sợ bị xấu bảng điểm, ảnh hưởng đến khả năng xin việc sau này.

Quá nhiều hệ luỵ khiến sinh viên hoang mang khi bị điểm D, vậy lỡ bị điểm D thì phải làm sao đây? Đừng quá hoang mang, các em hoàn toàn có thể lội ngược dòng, đơn cử là việc học lại và đạt điểm số tốt hơn ở môn học đó. Rồi mình cũng có thể tự rút kinh nghiệm, cố gắng hơn, chăm chỉ hơn, tập trung hơn trong các môn học tiếp theo, để mình vững kiến thức hơn, có được điểm số tốt hơn và sẽ không bị điểm D nữa. Chặng đường đến thành công còn dài, điều quan trọng nhất là các em đủ quyết tâm và nỗ lực để không ngừng hoàn thiện bản thân. Chúc các em học tốt!

>> Sinh viên rớt môn có bị hạ bằng tốt nghiệp không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?