Sinh Viên Có Nên Đi Làm Thêm Ngay Từ Năm Nhất Không?

Sinh viên năm nhất vừa đỗ đại học xong thường sẽ rất hào hứng, đặt cho mình rất nhiều mục tiêu, lập ra nhiều kế hoạch, dự định cho 4 năm đại học, trong đó thường sẽ có việc đi làm thêm. Thế nhưng liệu đi làm thêm ngay từ năm nhất có phải là quyết định đúng đắn không? Hãy cùng xem câu trả lời trong bài viết này nhé!

>> Những sai lầm của sinh viên năm 1 khiến sau này hối tiếc khi nhìn lại

Mục tiêu nào quan trọng nhất với sinh viên năm nhất?

Tân sinh viên thường đặt ra rất nhiều mục tiêu như học giỏi các môn chuyên ngành, rèn luyện ngoại ngữ, rèn luyện kỹ năng mềm, tham gia CLB, đi làm thêm,… nhưng không biết mục tiêu nào là quan trọng nhất, dẫn tới việc không sắp xếp được thứ tự ưu tiên cho từng mục tiêu.

Đối với sinh viên nói chung và sinh viên năm nhất nói riêng, thì học tốt các môn chuyên ngành là mục tiêu quan trọng nhất. Nhiều tân sinh viên lầm tưởng rằng kiến thức năm nhất dễ mà, chỉ là nền tảng cơ bản thôi mà, dễ học lắm. Chính suy nghĩ đó đã khiến các em chủ quan, không tập trung học, dẫn tới việc không vững kiến thức nền tảng của chuyên ngành, càng học lên chuyên sâu trong những năm tiếp theo thì càng đuối, sau này nhìn lại sẽ thấy hối tiếc. Nhưng nếu suốt cả năm nhất chỉ cắm đầu vào sách để học thì cũng là điều không nên, các em vẫn có thể phân bổ khoảng 4-5 tiếng mỗi ngày cho các mục tiêu khác.

>> Lên đại học phải học thế nào để được điểm tốt?

Sinh viên năm nhất nên tham gia CLB hay đi làm thêm?

Nếu có 4-5 tiếng mỗi ngày dành cho các mục tiêu ngoài học tập thì nhiều sinh viên năm nhất sẽ nghĩ ngay đến việc tham gia CLB và đi làm thêm. Cả 2 lựa chọn đều giúp các em mở rộng mối quan hệ, làm quen với nhiều người, học hỏi thêm được nhiều kỹ năng mềm. Các em nên chọn cả hai, nhưng cần phân chia thành 2 khoảng thời gian không trùng nhau.

Sinh viên năm 1, năm 2 nên tham gia CLB, vì đó là khoảng thời gian tốt nhất để tham gia CLB và làm quen với những người bạn mới, quen luôn cả những anh chị khoá trên để sau này tiện hỏi những điều về học tập và cũng học hỏi được thêm nhiều kỹ năng mềm hữu ích. Đến năm 3, năm 4 thì các em có thể dừng tham gia CLB để đi làm thêm, đi thực tập để tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng cho công việc sau này. Đó không chỉ là quan điểm của anh, mà cũng là lựa chọn của đa số sinh viên mà anh đã quan sát được trong thời gian học đại học.

>> Sinh viên năm 2 đi thực tập được không?

Nếu hoàn cảnh khó khăn, bắt buộc phải đi làm thêm từ năm nhất thì sao?

Nếu hoàn cảnh gia đình khó khăn, bắt buộc các em phải đi làm thêm từ năm nhất để trang trải học phí và chi phí sinh hoạt, thì các em cứ đi làm thêm. Nhưng cần lưu ý lựa chọn các việc làm thêm giúp mình học hỏi được nhiều kỹ năng mềm. Đồng thời, các em cần phải cân đối thời gian giữa đi làm thêm và học tập sao cho hợp lý để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình.

Nếu việc làm thêm đó tốn khá nhiều thời gian, khi xếp thời gian biểu giữa đi học và làm thêm xong là kín lịch luôn rồi, thì các em đành phải hy sinh các mục tiêu khác. Còn nếu việc làm thêm không tốn quá nhiều thời gian của mình thì các em có thể xen kẽ thực hiện thêm các mục tiêu khác để hoàn thiện bản thân hơn, nhưng vẫn cần nhớ rằng mục tiêu quan trọng nhất chính là học tập nhé.

>> Sinh viên chi tiêu bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh.
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?