Học giỏi là mục tiêu chung của rất nhiều sinh viên, các em còn đặt mục tiêu cụ thể rằng mình muốn tốt nghiệp đại học loại giỏi, đạt GPA tối thiểu là 3.2 trên thang điểm 4 và cố gắng đạt càng nhiều học bổng càng tốt. Đó đều là những thành tích đáng tự hào nếu như sinh viên nỗ lực đạt được, tuy nhiên, liên quan tới chủ đề này thì nhiều bạn cũng tự hỏi rằng sinh viên học giỏi để khoe, flex hay để làm gì? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
Sinh viên học giỏi có nên flex không?
Trong khoảng 1 năm gần đây, trào lưu flex đang nhận được nhiều sự quan tâm, tương tác và viral trên nhiều nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, học sinh, sinh viên, nếu như có các thành tích liên quan tới chuyện học tập, thì các em cũng nhanh nhảu post lên để chia sẻ, khoe, flex với bạn bè, người thân. Đó là điều bình thường, là thành tích mà mình tự nỗ lực, cố gắng để đạt được, phản ánh chính xác năng lực và những điểm mạnh của mình, nên chúng ta có quyền tự hào, có quyền khoe với mọi người.
Đồng ý rằng vẫn có những người khiêm tốn, không thích khoe khoang thành tích, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn không khoe thì người khác không được khoe. Chuyện flex thành tích là điều không hề sai, cũng chẳng làm hại hay gây ảnh hưởng xấu tới ai, mà nó cũng có thể là động lực để người khác nhìn vào và cố gắng phấn đấu hơn, cũng có thể mang ý nghĩa tích cực mà. Tuy nhiên, liệu sinh viên cố gắng học hỏi chỉ để khoe thôi sao, hay là còn vì những mục tiêu, mục đích sâu xa nào khác?
Sinh viên học giỏi để khoe, flex hay để làm gì?
Khoe hay flex nó chỉ đơn giản là mục tiêu khi các em còn nhỏ, hồi lớp 1, lớp 2, lớp 3, ai cũng cố gắng học tốt, được điểm cao, điểm 10 để về nhà được ba mẹ khen, được thưởng, mua quà, bánh kẹo này kia. Chứ khi dần lớn hơn, lên tới cấp 3, hoặc khi đã lên đại học rồi, thì sinh viên nên có góc nhìn xa hơn, rằng chuyện học giỏi không đơn thuần để khoe hay để được khen như hồi nhỏ nữa, mà mình phải ráng học tốt, nắm vững kiến thức vì tương lai của chính mình.
Sau này ra trường tìm việc làm, những bạn nào nắm vững kiến thức chuyên ngành, có kết quả học tập tốt, đạt nhiều thành tích ở trường đại học, thì đương nhiên sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn khi ứng tuyển, tự tin apply và có nhiều cơ hội trúng tuyển ở các công việc tốt, công ty lớn, lương thưởng hấp dẫn, tăng khả năng thành công trong tương lai. Ngược lại, những bạn nào chưa chú tâm cho việc học, bị xao nhãng bởi các việc khác, ham chơi hơn ham học, để kết quả học hành sa sút, điểm kém, mà cũng chưa nắm vững kiến thức, thì sẽ rất chật vật khi ra trường xin việc, đi phỏng vấn nhiều nơi mà kết quả vẫn không khả quan, hoặc phải chấp nhận làm các công việc trái ngành với lương khởi điểm khá thấp, gặp nhiều bất lợi hơn khi bắt đầu hành trình đi làm sau này.
Muốn học giỏi thì sinh viên phải làm sao, nỗ lực thế nào?
Quay trở lại với thực tại, nếu muốn đạt điểm giỏi, điểm cao, kết quả học tập tốt để mà khoe, flex hay để trau dồi kiến thức, chuyên môn cho bản thân, thì trước tiên sinh viên phải nắm được cách giúp mình học giỏi, tiếp thu kiến thức sao cho hiệu quả. Vậy muốn học giỏi thì sinh viên phải làm sao, nỗ lực thế nào?
Sự thật là các kiến thức ở đại học sẽ không hề đơn giản, đa phần sẽ rất phức tạp, nhất là các môn chuyên ngành ở năm 3, năm 4, càng học lên cao thì kiến thức càng khó, đòi hỏi sinh viên phải biết vận dụng và liên kết các kiến thức với nhau. Mỗi người sẽ có những phương pháp học riêng, phù hợp nhất với bản thân. Tuy nhiên, xét chung cho tất cả mọi người, thì bất kỳ sinh viên nào nếu muốn học giỏi thì bắt buộc các em phải chăm chỉ, đi học đầy đủ, tập trung lắng nghe giảng, đảm bảo học xong buổi nào hiểu bài buổi đó, nếu còn mơ hồ kiến thức thì hãy mạnh dạn hỏi lại giảng viên để được giải đáp, tránh để sự khó hiểu ấy liên đới tới các buổi học tiếp theo, khiến mình nghe giảng chẳng hiểu gì, hoặc hiểu sai, hiểu nhầm ý. Ngoài ra, sinh viên cũng cần đảm bảo mình cố gắng và nghiêm túc học trong suốt cả quá trình, từ buổi học đầu tiên cho tới buổi cuối của các môn học, chứ đừng để gần tới lúc thi mới bắt đầu bật chế độ chăm chỉ nhé, lúc đó nước tới chân rồi, nhảy không kịp đâu.
Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng sinh viên học giỏi để khoe, flex hay để làm gì, đồng thời đưa ra một số gợi ý giúp sinh viên học tốt. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.