Sinh Viên Nợ Nhiều Môn Có Được Đi Thực Tập Không?

Thực tập là giai đoạn quan trọng mà sinh viên cần lưu tâm, khi hoàn thành tốt kỳ thực tập thì các em sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, liên quan tới lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành mà mình sẽ theo đuổi khi ra trường, đồng thời, các em cũng sẽ có được nhiều thông tin và cơ sở dữ liệu để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Vì thế, mỗi khi nhắc tới chủ đề đi thực tập, thì hầu như sinh viên nào cũng cực kỳ quan tâm, đồng thời, các em cũng có nhiều thắc mắc cần được giải đáp, chẳng hạn như sinh viên nợ nhiều môn có được đi thực tập không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Điểm GPA thấp có được công ty nhận vào thực tập không?

Vì sao sinh viên bị nợ môn?

Nợ môn là trường hợp sinh viên bị rớt môn, tức là kết quả điểm số của môn học quá kém, không đủ điều kiện để được qua môn, đồng thời, sinh viên cũng chưa đăng ký học lại môn đó, thì sẽ được tính là nợ môn. Hiểu đơn giản hơn, nếu sinh viên có những môn bị rớt nhưng chưa học lại, chưa hoàn thành xong, thì sẽ bị nợ các môn đó. Chuyện sinh viên bị rớt môn, nợ môn sẽ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có bạn cho rằng do mình xui, do thiếu may mắn, đề thi không ra đúng phần mình học, hoặc do sơ suất khi làm bài thi nên bị điểm kém, tuy nhiên, đó hầu như đều là những yếu tố bên lề.

Quan trọng nhất vẫn là năng lực học hỏi, sự quyết tâm, tập trung và chăm chỉ trong quá trình học tập của các em. Nếu nói đề thi khó, giảng viên chấm khó, thì các bạn khác cũng gặp phải y như mình, vậy tại sao các bạn ấy lại đạt điểm số tốt hơn, không bị rớt môn, nợ môn như mình? Vì thế, khi bị nợ môn, thay vì trách móc số phận, than vãn do xui rủi, thì sinh viên nên thẳng thắn nhìn lại xem mình đã đủ cố gắng, nỗ lực và chăm chỉ trong quá trình học môn đó chưa?

Ở đại học, nợ môn nhiều có bị ở lại lớp không?

Có tin đồn cho rằng ở đại học, nếu sinh viên bị nợ môn quá nhiều, không chịu dành thời gian để học lại, để sớm hoàn thành các môn mình đang bị nợ, thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới tiến độ học tập và sẽ bị ở lại lớp. Liệu tin đồn này có chính xác không, ở đại học, nợ môn nhiều có bị ở lại lớp không?

Đa số chương trình đào tạo đại học đều quy định tiến độ học tập theo số lượng tín chỉ mà sinh viên đã tích luỹ được, tức là quy định rõ rằng khi hoàn thành được bao nhiêu tín chỉ, thì sinh viên sẽ được quy ước rằng mình đang học năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 hay năm 5? Điều này đồng nghĩa với việc, mặc dù cùng một niên khoá, nhập học cùng nhau, nhưng bạn nào học tốt hơn, đúng tiến độ hơn, hoàn thành được nhiều tín chỉ trong chương trình học hơn, thì có khả năng sẽ được quy ước năm học cao hơn so với những bạn sinh viên bị rớt môn, nợ môn quá nhiều. Số lượng tín chỉ quy ước có thể sẽ dao động khác nhau theo từng trường, nhưng thường sẽ như sau:

  • Sinh viên năm 1: Tích luỹ được dưới 35 tín chỉ;
  • Sinh viên năm 2: Tích luỹ được từ 35 đến dưới 70 tín chỉ;
  • Sinh viên năm 3: Tích luỹ được từ 70 đến dưới 105 tín chỉ;
  • Sinh viên năm 4: Tích luỹ được từ 105 đến dưới 140 tín chỉ;
  • Sinh viên năm 5: Tích luỹ được từ 140 tín chỉ trở lên.

Ví dụ sinh viên tới hiện tại đáng lẽ đang học năm 2 và tích luỹ được 40 tín chỉ, nếu theo đúng tiến độ, không bị rớt môn, nợ môn. Tuy nhiên, thực tế thì các em lại đang bị nợ tận 4 môn, tương đương 10 tín chỉ, khi tính theo số tín chỉ thực tế đã hoàn thành, thì mới chỉ tích luỹ được 30 tín chỉ, nên tiến độ đào tạo sẽ quy ước rằng các em chỉ mới đang ở trình độ của sinh viên năm 1, chưa đủ chuẩn để được tính là sinh viên năm 2. Mặc dù không giống hoàn toàn, nhưng điều này cũng tương tự như chuyện sinh viên bị ở lại lớp vì nợ quá nhiều môn.

>> Cách viết email xin thực tập và những điều sinh viên cần lưu ý

Sinh viên nợ nhiều môn có được đi thực tập không?

Bên cạnh lăn tăn về chuyện bị ở lại lớp, thì nhiều bạn sinh viên cũng thắc mắc rằng liệu bị nợ quá nhiều môn thì mình có được đi thực tập không? Rất tiếc, câu trả lời sẽ theo hướng không mấy tích cực, tức là khi bị nợ môn quá nhiều, sinh viên có thể sẽ không đủ điều kiện để được đi thực tập.

Bản chất chuyện đi thực tập là cơ hội để sinh viên được thực hành, ứng dụng các kiến thức chuyên ngành đã học, đã tích luỹ được, vào công việc thực tế, để hiểu rõ bản chất kiến thức và áp dụng được vào công việc, giúp mình hoàn thành tốt các công việc được giao. Chính vì thế, thường sinh viên tới năm 4 mới bắt đầu được nhà trường cho đi thực tập tại các doanh nghiệp, chứ hầu như rất ít trường hợp được đi thực tập khi mới chỉ năm 2, năm 3 (nếu nhà trường có cho sinh viên năm 2, năm 3 đi tới doanh nghiệp để học hỏi, quan sát, thì đó cũng chỉ gọi là kiến tập, chứ không phải là thực tập).

Nếu theo đúng tiến độ (không bị nợ môn), thì đáng lẽ sinh viên đã lên tới năm 4, đủ điều kiện để đi thực tập, nhưng thực tế lại bị nợ môn quá nhiều, khiến tiến độ đào tạo và kiến thức tích luỹ của mình chỉ tương đương trình độ của năm 3, thì khả năng cao rằng các em sẽ không được nhà trường đồng ý cho đi thực tập. Thay vào đó, các em cần dành thời gian hiện tại để học lại, hoàn thiện các môn mình còn đang bị nợ, rồi đi thực tập vào đợt sau với sinh viên khoá sau. Tuy nhiên, điều này cũng có thể linh hoạt khác nhau theo quy định riêng của từng trường đại học. Để có câu trả lời chính xác nhất thì sinh viên nên liên hệ phòng đào tạo của tường hoặc theo dõi quy định trên website chính thức của trường mà mình đang theo học.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng nợ nhiều môn có được đi thực tập không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Điều kiện để sinh viên được đăng ký đi thực tập

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?