Tất Cả Phương Pháp Học Tốt Mà Sinh Viên Nên Thử

Giữa vô vàn giáo trình, bài tập và áp lực thi cử, điểm số, làm thế nào để sinh viên học hiệu quả mà không bị quá tải? Nếu đã cố gắng, chăm chỉ học nhưng kết quả vẫn chưa tốt, sinh viên phải làm sao để khắc phục? Mấu chốt nằm ở chỗ các em đã tìm được phương pháp học phù hợp với mình để phát huy tối đa hiệu quả hay chưa? Có những cách học cực kỳ đơn giản nhưng đã giúp nhiều bạn sinh viên nâng điểm lên rất nhiều. Dưới đây là tất cả phương pháp học tốt mà sinh viên nên thử để tối ưu kết quả học tập ngay từ hôm nay!

>> Sinh viên học nhóm thế nào để cùng nhau tiến bộ?

Sinh viên học nhóm để cùng nhau tiến bộ

Nếu đã tự học một mình và thấy rằng điều đó chưa giúp tối ưu kết quả học tập, thì sinh viên nên thử một lần học nhóm xem sao. Có thể các em phù hợp với việc học nhóm hơn, khi xung quanh có bạn bè cùng thúc đẩy, tạo động lực học tập, những lúc bản thân hơi lười thì các bạn cùng nhóm sẽ nhắc nhở ngay. Hoặc khi có những nội dung trong bài chưa hiểu, bạn cùng nhóm cũng sẽ giải đáp một cách đơn giản, giúp sinh viên dễ hiểu và ghi nhớ kiến thức hơn.

Thậm chí có những kiến thức sinh viên cho rằng mình đã hiểu rồi (nhưng thật ra lại hiểu chưa đúng, chưa sâu), thì bạn cùng nhóm sẽ giúp các em phát hiện sai sót của mình để hiểu đúng bản chất kiến thức hơn. Dù việc học nhóm thường sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với tự học, nhưng nếu phương pháp này hiệu quả hơn đối với mình thì vẫn là lựa chọn tốt để cùng nhau tiến bộ.

Quản lý thời gian bằng phương pháp Pomodoro

Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên, thực tế thì các em cũng dành khá nhiều thời gian trong ngày cho việc học, nhưng vẫn phải cân đối thời gian cho các hoạt động khác như tham gia CLB, đi làm thêm, tụ họp bạn bè, nghỉ ngơi, giải trí, phụ giúp việc nhà. Nếu quản lý thời gian chưa tốt, sinh viên sẽ dễ bị quá tải, luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi khi thấy có quá nhiều việc phải làm nhưng lại chưa làm xong hết, không biết cách ưu tiên việc quan trọng hơn, việc gấp hơn để làm trước. Điều này đương nhiên cũng kéo kết quả học tập đi xuống, khiến sinh viên cảm thấy rằng sao mình cũng chăm chỉ, lúc nào cũng bận bịu, tất bật với chuyện học hành và các hoạt động khác, nhưng sao điểm số lại không khả quan?

Để giải quyết bài toán này và học tốt hơn, sinh viên nên thử lập thời gian biểu học tập kết hợp với quản lý thời gian bằng pháp Pomodoro. Tức là hãy lập ra xem mỗi ngày mình sẽ làm những việc gì, trong khung giờ nào, rồi tuân thủ theo thời gian biểu đó. Đồng thời, phương pháp Pomodoro tức là hãy chia thời gian học thành khoảng 25 phút tập trung, xen kẽ vơi 5 phút để nghỉ ngơi, giải toả căng thẳng, áp lực, sau đó quay lại học tiếp sẽ tập trung tốt hơn.

Ghi chú theo phương pháp Cornell để học tốt

Nhiều sinh viên chăm chỉ học nhưng lại chưa biết cách ghi chép bài học sao cho tối ưu, để giúp mình học tốt hơn, vậy thì hãy thử ghi chú theo phương pháp Cornell. Đây là cách ghi chú cực kỳ đơn giản, sinh viên có thể sử dụng giấy note hoặc app ghi chú trên điện thoại để note kiến thức môn học thành 3 phần: Nội dung chính, ý tóm tắt và phần cần ghi nhớ. Vào mỗi buổi tối hãy dành thời gian ôn lại bài buổi sáng và ghi chú lại theo phương pháp Cornell, rồi tới buổi học tiếp theo chỉ cần nhìn vào đó để ôn lại, gợi nhớ lại kiến thức. Cách ghi chú này cũng sẽ giúp sinh viên ôn thi hiệu quả hơn, đúng trọng tâm, đỡ phải bị ngập chìm trong mớ kiến thức khổng lồ mỗi khi tới kỳ thi.

Phương pháp học bằng sơ đồ tư duy Mind Map

Sơ đồ tư duy Mind Map là phương pháp học cực kỳ quen thuộc, nhưng thực tế vẫn có nhiều siinh viên chưa thử cách học này. Nếu đang thấy kết quả học của mình chưa tốt và muốn khắc phục, thì sinh viên nên thử phương pháp Mind Map, biết đâu nó phù hợp và giúp các em kéo điểm lên nhiều. Mind Map có hình dạng như 1 bản đồ hình nhánh, với chủ đề chính sẽ nằm ở giữa, sau đó phân ra thành 3-5 nhánh phụ là các nội dung chính trong bài học, từ mỗi nội dung chính đó sẽ rẽ ra thêm nhiều nhánh nữa để cụ thể hoá nội dung kiến thức môn học.

Sơ đồ tư duy Mind Map thường kết hợp với việc sử dụng màu sắc để tăng tính trực quan, sinh động, và thường là các nội dung ngắn, các keyword, ý chính quan trọng, giúp sinh viên học một cách hệ thống, nắm được ý chính để tự triển khai kiến thức theo cách hiểu của mình, và dễ dàng phân biệt các nội dung để tránh nhầm lẫn chúng với nhau.

Chia nhỏ kiến thức để học tốt (Microlearning)

Sinh viên đại học sẽ dễ bị choáng, bị quá tải khi thấy có quá nhiều kiến thức phức tạp từ nhiều môn học khác nhau, cùng lúc 1 đống kiến thức như vậy thì làm sao để thu nạp và ghi nhớ hết? Để giải quyết tình trạng này và học tốt hơn, sinh viên nên thử phương pháp chia nhỏ kiến thức Microlearning.

Hãy học từng phần nội dung nhỏ, nắm rõ được phần đó, rồi mới lần lượt học qua những nội dung khác. Microlearning sẽ giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn, đỡ rơi vào trạng thái áp lực, quá tải. Đồng thời, cứ mỗi lần chinh phục được 1 mảng nội dung kiến thức, thì nó cũng tạo động lực để sinh viên cố gắng học tập hơn, giống kiểu mình càng lúc càng vượt qua được nhiều thử thách khi chơi game ấy, xong cấp độ này thì chuyển qua cấp độ khác, càng học càng muốn chinh phục thêm nhiều phần kiến thức khác hơn.

Bài viết này đã điểm qua tất cả phương pháp học tốt mà sinh viên nên thử. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Cách Duy Trì Động Lực Học Tập Dài Hạn

Cách Thoát Cảm Giác Lạc Lõng Khi Mới Vào Đại Học

Cách Làm Tiểu Luận Điểm Cao Không Sao Chép Ý Tưởng