Có rất nhiều câu thành ngữ nói về chuyện thành công, thất bại, nhằm truyền cảm hứng và tạo động lực cho chúng ta trong cuộc sống, khuyên chúng ta không nên nản chí, mà hãy vững bước tiến về phía trước, hãy tự tin vào năng lực của chính mình. Một trong số đó chính là thắng không kiêu, bại không nản, đây là một phương châm vẫn còn được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay. Vậy thắng không kiêu, bại không nản nghĩa là gì, truyền cảm hứng thế nào?
>> Tự tin là gì, làm sao để bạn tự tin và dạn dĩ hơn?
Thắng không kiêu, bại không nản nghĩa là gì?
Thắng không kiêu, bại không nản là một câu nói truyền cảm hứng, thể hiện ý chí quyết tâm, tự tin vào năng lực bản thân khi phải đối mặt với chuyện thắng bại thường tình trong cuộc sống. Đồng thời, câu nói này cũng có ý khuyên chúng ta phải biết điều tiết cảm xúc trước những thành bại mà mình gặp phải. Khi thành công, chiến thắng những đối thủ mạnh, thì bạn giỏi hơn họ, đó là sự thật, nhưng bạn vẫn cần duy trì sự khiêm tốn, tự tin nhưng không tự cao, không kiêu căng, khinh thường những người bại trận trước mình. Ngược lại, khi bạn thất bại, thì cũng không được nản chí, tự ti về năng lực bản thân, mà hãy mạnh dạn bước tiếp, củng cố quyết tâm, hoàn thiện chính mình để lội ngược dòng trong tương lai.
Bại không chảnh hay bại không nản?
Thắng không kiêu, bại không nản vốn dĩ đã là một câu nói truyền cảm hứng cực kỳ quen thuộc, với ý nghĩa rõ ràng, luận điểm sắc bén, được đúc kết từ chính những bài học quý giá mà người xưa đã trải qua. Tuy nhiên, có một số trường hợp vì chưa tìm hiểu kỹ, hoặc vì nhầm lẫn, nên đã hiểu lầm ý nghĩa hoặc nhớ nhầm nội dung thành thắng không kiêu, bại không chảnh. Tất nhiên, “bại không chảnh” là một điều không chính xác, nó sai cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, và là một phiên bản nhầm lẫn của thắng không kiêu, bại không nản. Khi thất bại, đồng nghĩa với việc bạn không đạt được mục tiêu, thành tích như mình mong muốn, hoặc bạn thua cuộc trước một ai đó, thì có gì đáng để tự cao, để chảnh đâu? Thay vào đó, cảm xúc thường tình khi thất bại chính là nản chí, và để khuyên mọi người không nên chán nản, bỏ cuộc khi thất bại, thì câu nói “bại không nản” mới là một phiên bản chính xác, bạn không nên nhầm lẫn thành “bại không chảnh”.
>> Thất bại là mẹ thành công nghĩa là gì, có đúng với thực tế không?
Thắng không kiêu, bại không nản truyền cảm hứng thế nào?
Vốn dĩ là một câu nói truyền cảm hứng, thắng không kiêu, bại không nản bao gồm nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, nhắm tới nhiều đối tượng khác nhau, mỗi người mỗi trường hợp sẽ nên có cách suy nghĩ, tự tạo động lực và hành động khác nhau, và đâu là điều mà bạn nên nghĩ, nên làm khi đối mặt với những thành bại trong cuộc sống.
Khi chiến thắng, bạn đã nỗ lực, quyết tâm rất nhiều, đã mạnh mẽ vượt qua không ít thử thách thì mới có thể đứng trên bục vinh quang, nên tất nhiên, bạn có quyền tự hào, tự tin vào khả năng của mình, và đó là một thành tựu đáng trân quý. Tuy nhiên, khi đứng trên đỉnh cao của sự thành công, bạn vẫn cần duy trì thái độ khiêm nhường, tự tin nhưng không tự cao, không chảnh, không xem thường người khác, đó chính là vẻ đẹp của sự tự tin mà bạn nên theo đuổi.
Ngược lại, khi thua cuộc, thất bại, hoặc tệ hơn là thất bại nhiều lần liên tiếp, thì bạn cũng không nên nản chí, không được cho rằng mình bất tài, vô dụng, và càng không được có suy nghĩ muốn buông xuôi, từ bỏ. Thay vào đó, bạn hãy mạnh mẽ bước tiếp, tự nhìn nhận những khuyết điểm, sai lầm của bản thân để dần khắc phục, hoàn thiện chính mình, cố gắng trở thành một phiên bản tốt hơn và tự tin chinh phục thành công trong tương lai.
Người vượt qua thất bại có phải người có vẻ đẹp của sự tự tin?
Người tự tin với năng lực bản thân chính là người biết rõ mình mạnh ở đâu, yếu ở chỗ nào, luôn không ngừng nỗ lực, phấn đấu để hoàn thiện chính mình, dần khắc phục điểm yếu, phát huy thêm điểm mạnh, để lúc nào cũng luôn tràn đầy sự tự tin, vững tin vào khả năng của bản thân. Tức là không nhất thiết bạn phải là một người hoàn hảo tuyệt đối, bạn vẫn có thể tồn tại nhiều nhược điểm, vẫn sai sót, thất bại, nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải luôn tin vào chính mình, tin rằng mình đủ bản lĩnh để khắc phục, trau dồi, hoàn thiện bản thân, mạnh mẽ đứng lên và vượt qua những khó khăn, thử thách, thất bại mà mình gặp phải mỗi ngày. Và cũng chẳng cần ai công nhận, chỉ cần bạn tự công nhận năng lực và sự cố gắng của chính mình, thì đó cũng chính là vẻ đẹp của sự tự tin rồi, có được sự tự tin ấy, thì không điều gì có thể khiến bạn chùn bước, cứ mỗi lần thất bại, bạn sẽ tự rút kinh nghiệm và trưởng thành hơn.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu được ý nghĩa của câu nói truyền cảm hứng thắng không kiêu, bại không nản, và liên kế nó với vẻ đẹp của sự tự tin. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Biểu hiện và tác hại của việc tự tin thái quá vào bản thân
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.