Tiền Điện Sinh Hoạt Tăng Cao, Sinh Viên Phải Làm Sao?

Bên cạnh chuyện stress học tập, thì nhiều bạn sinh viên cũng áp lực về chi tiêu, nhất là khi thấy tiền điện sinh hoạt của mình bị tăng lên, không biết lấy tiền đâu ra để đắp vào, xin ba mẹ thì lại sợ bị mắng. Đứng trước tình huống khó xử ấy, rằng tiền điện sinh hoạt tăng cao thì sinh viên phải làm sao? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

Tiền điện sinh hoạt của sinh viên khoảng bao nhiêu?

Thông thường, nếu sinh viên ở nhà cùng ba mẹ thì sẽ chẳng phải quan tâm tới chi tiêu mỗi tháng, ăn uống hay tiền điện cũng có ba mẹ lo, còn muốn đi chơi với bạn bè thì cũng có tiền tiêu vặt rồi. Nhưng đối với các bạn đi học xa nhà, phải thuê trọ gần trường thì các em sẽ dễ rơi vào khúc mắc của bài toán chi tiêu, rằng phải làm sao khi chưa tới cuối tháng mà đã hết tiền, hay mới giữa tháng mà trong ví chẳng còn bao nhiêu, không đủ tiền ăn uống nữa? Để kiểm soát chi tiêu hợp lý, thì sinh viên cần nắm được các khoản chi phí thường phát sinh trong tháng, và cố gắng kiểm soát nó trong giới hạn, đừng để bị tăng cao, trong đó bao gồm luôn cả tiền điện sinh hoạt.

Thông thường, nếu sinh viên ở trọ một mình, thì tiền điện sinh hoạt hàng tháng sẽ khoảng 200.000đ – 300.000đ, nếu ở ghép với 1 bạn nữa, tức là ở 2 người thì tiền điện sẽ khoảng 150.000đ – 200.000đ, còn nếu ở ghép đông hơn thì đương nhiên tiền điện sinh hoạt sẽ nhẹ hơn nữa, rơi vào khoảng 100.000đ – 150.000đ/tháng. Nếu thấy tiền điện sinh hoạt của mình vẫn nằm trong khoảng này thì sinh viên sẽ thoải mái, không lăn tăn gì, nhưng tự dưng dạo gần đây tiền điện lại bị tăng cao, thì các em phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân dẫn tới vấn đề đó, để mình còn kịp thời kiểm soát.

Lý do khiến tiền điện sinh hoạt tự dưng tăng cao?

Có nhiều lý do khác nhau dẫn tới việc tiền điện sinh hoạt tự dưng tăng cao, nhưng phổ biến nhất sẽ là 2 nguyên nhân chính sau: do chủ trọ tăng đơn giá điện hoặc do sinh viên xài điện nhiều hơn. Nếu thuộc vào trường hợp đầu tiên, tức là chủ phòng trọ tăng giá, thì đây là lý do từ phía người khác, không phải do sinh viên, tuy nhiên, các em vẫn có quyền góp ý, hoặc thấy chủ trọ tăng lên cao quá, kiểu muốn chèn ép mình, mà vượt quá so với mặt bằng chung, thì có thể quyết liệt phản đối, nếu họ vẫn không giảm xuống lại mức giá nào phù hợp hơn, và trong hợp đồng thuê phòng cũng không ràng buộc điều đó, tức là các em có phản đối cũng vô dụng, thì nên cân nhắc tìm phòng trọ khác có giá điện hợp lý hơn, và lưu ý check kỹ nội dung hợp đồng phải có điều khoản liên quan tới việc không tăng giá điện quá mức trung bình trên thị trường.

Còn nếu rơi vào trường hợp 2, rằng giá điện ở phòng trọ vẫn như cũ, nhưng tiền điện lại tăng do sinh viên xài điện nhiều hơn, thì lúc này các em cần phải kiểm soát lại, phải có phương án hợp lý chứ để tình hình này kéo dài sẽ dễ bị thâm hụt chi tiêu. Vậy khi tiền điện sinh hoạt tăng cao thì sinh viên phải làm sao?

Tiền điện sinh hoạt tăng cao, sinh viên phải làm sao?

Khi tiền điện sinh hoạt tăng cao và nguyên nhân tới từ cách dùng điện của mình, sinh viên có thể kiểm soát lại bằng cách hạn chế dùng các thiết bị tiêu thụ điện nhiều (nếu có thể), chẳng hạn như máy lạnh là thiết bị mình có thể chủ động giảm bớt, còn tủ lạnh là bất đắc dĩ lúc nào cũng phải cắm nên sẽ không tác động vào được. Trong những ngày hè nắng nóng mà phải giảm bớt, hạn chế sử dụng máy lạnh thì cũng khó xử cho sinh viên, nên các em có thể thay thế bằng việc sử dụng quạt hoặc quạt hơi nước cũng khá mát, đồng thời, sinh viên cũng có thể hạn chế về phòng vào buổi trưa để đỡ tốn máy lạnh, các em có thể ở lại thư viện trường để ngồi học, vừa mát vừa tiết kiệm tiền điện sinh hoạt.

Ngoài các phương án trên, thì các em còn thêm phương án nào khác giúp sinh viên tiết kiệm hơn khi thấy tiền điện sinh hoạt của mình tăng cao hơn không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?