Vì Sao Chăm Chỉ Học Tập Nhưng Kết Quả Học Tập Không Tốt?

Chăm chỉ học tập là một đức tính tốt, nó sẽ giúp sinh viên gia tăng cơ hội đạt được điểm số cao ở đại học. Tuy nhiên, không phải lúc nào chăm chỉ cũng giúp các em có kết quả học tập tốt. Có không ít sinh viên cảm thấy mình cũng đã cố gắng, chăm chỉ học tập, nhưng chẳng hiểu sao lại thấy kết quả học tập không tốt. Vì sao thế?

>> Cách tiếp thu môn học mới hiệu quả

Chăm chỉ học tập nhưng chưa đúng phương pháp

Lý do đầu tiên khiến sinh viên chăm chỉ học tập nhưng kết quả học tập không tốt chính là vì chưa học đúng phương pháp. Các em đang cảm thấy mình cực kỳ chăm chỉ, cực kỳ siêng năng, đi học đầy đủ, luôn cố gắng làm đầy đủ bài tập được giao, nhưng thật ra sau đó mình lại không nhớ rõ kiến thức, nhầm lẫn từ nội dung này sang nội dung khác, thậm chí là quên luôn kiến thức, đến lúc ôn thi lại chật vật, toát mồ hôi để ôn tập, nhưng lại lan man, không ôn đúng trọng tâm, chưa kể có nhiều sinh viên còn “chăm chỉ học vẹt”, “chăm chỉ học tủ” nữa. Đó không phải là chăm chỉ học tập, mà đó là học sai phương pháp.

Để có kết quả học tập tốt, bắt buộc các em phải hiểu rõ, hiểu sâu kiến thức môn học và ghi nhớ chúng thật kỹ. Và cách tốt nhất để làm điều đó chính là phải tập trung học ngay từ đầu học kỳ, chăm chú nghe giảng, chủ động đọc thêm tài liệu liên quan, chỗ nào chưa hiểu thì hỏi bạn bè, thầy cô ngay, để đảm bảo mình sẽ luôn hiểu bài, từ đó sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn và chính xác hơn. Đến khi thi học kỳ, các em sẽ ôn tập rất thuận lợi, không phải mất thời gian học vẹt, học tủ, vì vốn dĩ mình đã hiểu rõ tận gốc các kiến thức của môn học rồi.

Chăm chỉ học tập nhưng thiếu cẩn thận

Đây là lý do cực kỳ đáng tiếc khiến sinh viên chăm chỉ học tập nhưng kết quả học tập không tốt, đó chính là thiếu cẩn thận khi làm bài kiểm tra và bài thi cuối kỳ. Mặc dù đã mất công, mất thời gian và nỗ lực ôn tập thật kỹ, nhưng đến lúc làm bài kiểm tra, làm bài thi cuối kỳ thì mình lại ẩu, bất cẩn, không chịu đọc kỹ đề, hiểu sai đề, nên làm sai luôn. Hoặc với các môn tính toán, sai một ly, đi một dặm, chỉ một sai sót nhỏ trong công thức, trong phép tính hoặc bấm máy tính sai, thì xem như bỏ luôn kết quả, mất điểm cực kỳ oan uổng.

Những bất cẩn trên không chỉ khiến các em bị mất điểm, bị điểm thấp, mà nó còn có khả năng khiến cho các em bị rớt môn cực kỳ đau đớn, chỉ vì lý do rằng mình thiếu cẩn thận, tự dưng bao nỗ lực, bao cố gắng của mình bị đổ sông đổ biển luôn. Chính vì thế, để đảm bảo kết quả học tập tốt, không bị mất điểm một cách đáng tiếc, thì các em cần phải rèn cho mình tính cẩn thận, luôn bình tĩnh đọc kỹ đề, suy nghĩ kỹ lưỡng, và đừng quên dò kỹ lại bài trước khi nộp nhé!

>> Sinh viên được học lại tối đa bao nhiêu tín chỉ?

Chăm chỉ học tập nhưng thiếu tập trung

Một nguyên nhân khác khiến các em chăm chỉ học tập nhưng kết quả học tập không tốt chính là vì thiếu tập trung. Các em thấy mình đã cực kỳ chăm chỉ, ngồi tự học suốt 3-4 tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng thật ra là thời gian thật sự mà mình học chẳng có bao nhiêu, cứ học được 15 phút, thì lại bấm điện thoại 20 phút, nhiều khi thấy thông báo điện thoại, định vô check một xíu, rồi lỡ bấm điện thoại cả buổi luôn. Thiếu tập trung như thế thì chắc chắn các em sẽ không học tốt được, không nắm vững kiến thức được, vì điều đó sẽ làm gián đoạn việc học, gián đoạn khả năng ghi nhớ bài học của mình.

Thiếu tập trung còn thể hiện qua việc mình chưa tập trung nghe giảng trên lớp, mặc dù đi học đầy đủ, đi học đúng giờ, nhưng trong giờ học các em lại làm việc riêng, nói chuyện riêng, bấm điện thoại, thậm chí là ăn vụng, ngủ gục trong lớp luôn. Như vậy thì chắc chắn các em sẽ không nắm vững kiến thức, thậm chí là mất căn bản môn học, dẫn đến kết quả học tập không tốt. Chính vì thế, để cải thiện kết quả học tập, thì bắt buộc các em phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải rèn luyện cho mình sự tập trung trong lúc học tập.

>> 5 cách giúp sinh viên tập trung học tập

Kết quả học tập không tốt vì không thích chuyên ngành

Một lý do khá phổ biến khiến sinh viên chăm chỉ học tập nhưng kết quả học tập không tốt chính là học sai chuyên ngành, không thích chuyên ngành mà mình đang theo học. Có rất nhiều lý do khiến các em rơi vào tình trạng không thích ngành mình đang học, chẳng hạn như là đăng ký chuyên ngành theo ngành hot, theo định hướng của người thân, hoặc là chọn ngành dễ đậu, thiếu cân nhắc khi chọn chuyên ngành… Dù với lý do gì thì cũng có một điều chắc chắn rằng các em không thể bắt ép mình cố gắng học tốt chuyên ngành mà mình không thích.

Cho dù các em cực kỳ quyết tâm, cực kỳ siêng năng, chăm chỉ học tập, nhưng luôn cảm thấy kiến thức được học quá khô khan, chẳng có gì thú vị, thậm chí còn không biết là mình học kiến thức đó để làm gì, thì chắc chắn mình sẽ không thể học tốt được, mà chỉ học cho có, cho qua môn. Tức là các em vẫn chăm chỉ học tập, vẫn đi học đều, vẫn làm bài tập, nhưng không để cái tâm của mình ở trong đó, học trước quên sau, học mà không tìm hiểu sâu bản chất kiến thức… Nếu các em đang rơi vào tình trạng không thích ngành đang học, dẫn đến kết quả học tập không tốt và chưa biết cách xử lý như thế nào, thì các em có thể tham khảo tại đây.

Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến sinh viên chăm chỉ học tập nhưng kết quả học tập chưa tốt, kèm theo gợi ý giúp các em giải quyết vấn đề này. Chúc các em sớm đạt được kết quả học tập tốt hơn trong tương lai nhé!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?