Vì Sao Sinh Viên Nên Có 1 Nhóm Bạn Thân Ở Đại Học?

Hồi còn là sinh viên, anh có 2 nhóm bạn thân, đến bây giờ vẫn còn chơi chung và giúp đỡ nhau rất nhiều trong công việc. Nghĩ lại thấy mình cũng may mắn vì thời sinh viên còn có tụi nó, chứ nếu không thì chắc buồn lắm. Hãy cùng anh điểm qua 4 lý do mà sinh viên nên có 1 nhóm bạn ở đại học nhé!

>> Sinh viên có thể học hỏi những gì từ anh chị khoá trên?

Kỷ niệm đẹp với nhóm bạn thân ở đại học

Đừng để 4 năm đại học chỉ gói gọn trong việc học và học. Các em hãy tìm cho mình một nhóm bạn để cùng nhau học nhóm, tâm sự, cùng đi ăn, đi chơi, cùng cho ra đời những tấm ảnh tuyệt vời để lưu giữ những kỷ niệm đẹp thời sinh viên. Giờ cứ mở Facebook lên là hầu như tuần nào anh cũng thấy nhắc lại kỷ niệm ngày này năm xưa hồi còn là sinh viên với nhóm bạn thân ở đại học luôn. Chứ nếu không có tụi nó thì chắc thời sinh viên của anh chắc sẽ trôi qua cái vèo, chẳng có nhiều kỷ niệm gì để mà nhắc lại luôn.

Cùng nhau học nhóm, ôn thi

Nhóm bạn thân của anh được thành lập nhờ vào dịp cùng nhóm thuyết trình, tự nhiên thấy làm việc chung với nhau ăn ý, rồi cũng hợp tính nữa nên tự nhiên thân với nhau luôn. Xong nhóm lại càng thân hơn khi cùng nhau học nhóm, ôn thi cuối kỳ. Nhớ lại những tuần ôn thi là ngày nào cả nhóm cũng gặp nhau, cùng giúp đỡ nhau ôn tập, giải đề, khảo bài qua lại. Rồi có chỗ nào chưa hiểu thì cùng giảng bài lại cho nhau luôn, vừa vui mà vừa ôn thi hiệu quả nữa. Kết quả là sau 4 năm đại học thì nhóm bạn của anh cả 4 đứa đều tốt nghiệp loại giỏi luôn, mỗi khi nhắc về điều này là cả nhóm lại cực kỳ tự hào về nhau.

>> Những sai lầm của sinh viên năm 1 khiến sau này hối tiếc khi nhìn lại

Nhóm bạn thân động viên, giúp đỡ lẫn nhau

4 năm đại học cũng có nhiều lúc buồn rầu, rồi stress đủ kiểu về chuyện học hành, thi cử, yêu đương nữa. Trong những lúc tự nhiên 1 thành viên trong nhóm có chuyện buồn hay stress như thế thì cũng tâm sự cho nhau nghe, để cùng động viên, giúp đỡ lẫn nhau. Có những lúc chỉ cần tâm sự thôi, chỉ cần có người lắng nghe thôi là đủ rồi, chứ chẳng mong gì hơn. Mà sau mỗi lần tâm sự như vậy thì cả nhóm lại càng gắn kết, càng hiểu nhau hơn. Chứ nếu mà không có nhóm bạn ấy thì chắc có tâm sự cũng chẳng biết chia sẻ cùng ai, rồi lại suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập nữa.

Hỗ trợ nhau trong công việc sau này

Networking (mở rộng và duy trì mối quan hệ) là một điều cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi ra trường đi làm sau này. Khi càng có nhiều mối quan hệ tốt thì các em sẽ càng dễ có được những lời khuyên hữu ích, nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ từ những người xung quanh, giúp công việc của mình được thuận lợi hơn. Nhóm bạn thân hồi đại học của anh cũng thế, bọn anh vẫn chơi chung với nhau đến bây giờ, có một group chat riêng trên Facebook để tám chuyện, rồi sẵn tiện khi nào cần được hỗ trợ gì thì mọi người cũng thoải mái nhắn vào nhóm để cùng giúp nhau, cả trong công việc lẫn đời sống luôn.

Khi đọc được bài viết này, nếu các em đã có 1 nhóm bạn thân rồi thì hãy cố gắng duy trì mối quan hệ, quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Còn nếu mà chưa có nhóm bạn thân thì các em hãy thử mở lòng ra hơn, chủ động bắt chuyện với bạn bè xung quanh, với nhóm bạn thuyết trình chung chẳng hạn, rồi từ từ chọn lọc xem những ai hợp tính với mình để cùng lập thành một nhóm bạn thân nhé. Chúc các em thành công!

>> 3 cách giúp sinh viên chủ động làm quen với bạn bè ở đại học

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh.
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?

Học Phí Cao Gây Áp Lực Lên Sinh Viên Thế Nào?