Home Công việc Cách Gạt Bỏ Cảm Xúc Cá Nhân Ra Khỏi Công Việc

Cách Gạt Bỏ Cảm Xúc Cá Nhân Ra Khỏi Công Việc

by Hoàng Khôi Phạm
Cách Gạt Bỏ Cảm Xúc Cá Nhân Ra Khỏi Công Việc

Để hoàn thành tốt công việc khi đi làm, bạn cần đảm bảo mình luôn tập trung cao độ và duy trì cho mình một cái đầu lạnh, tránh để cảm xúc cá nhân tác động tới công việc. Đó là điều mà hầu như ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng làm được, thậm chí có những người đang ở vị trí quản lý, manager, cũng vẫn chưa tách biệt được cảm xúc khỏi công việc, đôi khi họ vẫn làm việc một cách cảm tính. Đây là một số cách giúp bạn gạt bỏ cảm xúc cá nhân ra khỏi công việc:

>> 5 lợi ích khi có tinh thần trách nhiệm cao với công việc

1. Hiểu rõ các tác hại khi làm việc một cách cảm tính

Cách đơn giản và cực kỳ hữu hiệu để gạt bỏ cảm xúc cá nhân ra khỏi công việc chính là hiểu rõ các tác hại của điều đó. Trên thực tế, khi bạn nhận thức được tác hại của bất kỳ điều gì, thì bạn cũng sẽ chủ động tự phòng tránh cho bản thân, đó là điều đương nhiên. Vì thế, bạn hãy thử tự liệt kê các tác hại khi làm việc một cách cảm tính, dựa theo kinh nghiệm và trải nghiệm trong quá trình làm việc của mình. Chắc hẳn đó toàn là những điều mà bạn không mong muốn sẽ xảy đến với mình, chẳng hạn như bị người khác đánh giá không tốt, mang lại kết quả làm việc không tốt, khiến đồng nghiệp cảm thấy khó chịu, thậm chí có thể gây ra xung đột, xích mích nội bộ trong công ty,… Từ đó, bạn sẽ luôn chủ động tác biệt cảm xúc cá nhân ra khỏi công việc, tránh để mình tư duy và làm việc một cách cảm tính, thiếu khách quan.

2. Không mang cảm xúc vui buồn cá nhân vào công việc

Sẽ có những lúc bạn gặp biến cố trong cuộc sống, có những ngày cảm thấy cực kỳ tuột mood, chán nản, chẳng muốn làm việc. Rồi cũng có những lúc bạn cực kỳ vui vẻ, hào hứng, dẫn tới những quyết định vội vàng, chưa cân nhắc kỹ lưỡng. Đó là điều mà bạn nên tránh, không nên mang cảm xúc vui buồn cá nhân vào công việc như thế. Tự dưng cùng một câu chuyện, cùng một vấn đề, cùng một tình huống, mà bạn lại có cách xử lý khác nhau vì tâm trạng lúc đó khác nhau. Chính điều đó sẽ dẫn tới những bất đồng quan điểm trong công việc, khiến bạn bị đồng nghiệp xung quanh đánh giá rằng mình làm việc cảm tính. Vì thế, để gạt bỏ cảm xúc cá nhân ra khỏi công việc, thì bạn hãy nhớ rằng cho dù lúc đó mình đang cực kỳ tuột mood, hoặc cực kỳ phấn khởi, thì cũng hãy suy nghĩ và làm việc một cách khách quan nhất.

>> Nhân viên lắm tài nhiều tật được công ty giữ lại hay sa thải?

3. Không thiên vị đồng nghiệp thân thiết trong công việc

Khi đi làm, chắc chắn bạn sẽ có những đồng nghiệp thân thiết, càng làm lâu thì càng thân với nhau hơn, hiểu rõ tính cách và tác phong làm việc của nhau. Điều này sẽ dễ dẫn tới trường hợp rằng bạn thiên vị, dễ dãi với những đồng nghiệp thân thiết trong công việc, có khi bạn thấy họ phạm lỗi sai, làm gì đó không đúng, thì cũng im lặng bỏ qua hoặc thậm chí còn có hành vi bao che, dung túng. Hoặc bạn cũng không nên vì ghét người này, vì không thích người kia mà cố tình làm quá, gây khó dễ với họ trong công việc. Đừng để điều đó tiếp diễn vì nó đang tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường, đồng thời, nó sẽ khiến bạn biến thành một người làm việc cảm tính, mù quáng, khó lòng gạt bỏ cảm xúc cá nhân ra khỏi công việc. Hãy luôn công tâm, khách quan trong mọi việc, hành xử với mọi đồng nghiệp như nhau, cho dù họ có thân với mình hay không.

4. Làm việc đúng quy trình, quy định, gạt cảm xúc sang một bên

Không phải tự dưng mà bất kỳ công ty nào cũng xây dựng hệ thống quy trình, quy định nghiêm ngặt đâu. Chúng sẽ góp phần giúp công ty được điều hành ổn định, trơn tru, tránh xảy ra những sai sót trong công việc. Đồng thời, chính những quy trình, quy định ấy cũng sẽ giúp các cấp quản lý và nhân viên làm việc một cách logic, khách quan hơn, tránh làm việc và ra quyết định một cách cảm tính. Tức là khi cần làm bất kỳ điều gì thì bạn cũng chỉ cần đối chiếu với quy trình, làm đúng theo nó, tuân thủ các quy định của công ty, thì bạn sẽ là một người làm việc một cách khách quan, không bị cảm tính. Chính vì thế, hãy luôn nghiêm túc làm việc đúng quy trình, quy định để gạt bỏ cảm xúc cá nhân ra khỏi công việc.

>> Nói xấu công ty có vui không – Hãy cẩn thận tránh vạ miệng

5. Tạm gác lại công việc khi cảm xúc cá nhân không ổn

Công việc đang bình thường, thuận lợi, bạn đang làm tốt những việc được giao, nhưng tự dưng có một số biến cố khiến bạn bị tuột mood, cảm xúc cá nhân không ổn. Đây là trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra, và đó chính là nguyên nhân khá phổ biến gây nên hiện trạng làm việc theo cảm xúc, kéo kết quả làm việc đi xuống và gây ra nhiều sai sót trong quá trình làm việc. Đừng để điều đó xảy ra với mình. Khi nhận thấy cảm xúc cá nhân không ổn, thì bạn nên tạm gác lại công việc, nhờ đồng nghiệp đảm nhiệm giúp, rồi xin nghỉ phép để ổn định tinh thần, xử lý chuyện cá nhân, chứ đừng cố gắng ôm đồm công việc vì nó chỉ khiến bạn làm việc một cách mông lung, mang về kết quả tệ. Sau đó, khi cảm xúc cá nhân ổn định lại rồi mới làm việc tiếp. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lạm dụng điều này để xin nghỉ phép quá nhiều, đừng quá nuông chiều cảm xúc cá nhân, mà chỉ khi nào thực sự cảm thấy không ổn, không thể làm chủ cảm xúc, thì bạn mới tạm off công việc.

Trên đây là một số giải pháp giúp bạn gạt bỏ cảm xúc cá nhân ra khỏi công việc, bạn có thể tham khảo nếu mình đang trong tình trạng đó. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Có nên im lặng khi mâu thuẫn với đồng nghiệp?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích