Home Học tậpChuyện sinh viên Cách Tìm Việc Làm Thêm Phù Hợp Cho Sinh Viên Đại Học

Cách Tìm Việc Làm Thêm Phù Hợp Cho Sinh Viên Đại Học

by Hoàng Khôi Phạm
Cách Tìm Việc Làm Thêm Phù Hợp Cho Sinh Viên Đại Học

Bên cạnh chuyện học tập, tham gia CLB, thì nhiều sinh viên cũng quan tâm tới việc đi làm thêm, vừa giúp các em có thêm một chút thu nhập, vừa được cọ xát, trải nghiệm, học hỏi được nhiều điều hữu ích để bản thân trở nên vững vàng hơn, sau này ra trường đi làm cũng không quá bỡ ngỡ nữa. Khi lần đầu tìm việc làm thêm, sinh viên sẽ dễ bị loay hoay, không biết nên tìm ở đâu, apply thế nào, lưu ý những gì, và cũng lo sợ sẽ bị lừa gạt ở các chỗ làm thêm không uy tín. Đừng quá lo lắng, trong bài viết này, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tham khảo cách tìm việc làm thêm phù hợp cho sinh viên đại học.

>> Sinh viên tìm việc làm thêm part time có khó không?

Sinh viên thường làm thêm các công việc nào?

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem sinh viên thường làm thêm các công việc nào? Đây là điều đầu tiên mà sinh viên sẽ băn khoăn khi lần đầu đi làm thêm, các em đang chưa hình dung được rằng liệu là sinh viên đang còn đi học, chưa có nhiều kiến thức chuyên môn, cũng chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, thì mình sẽ làm được gì, đủ khả năng để làm những công việc nào?

Thật ra, khi sinh viên đi làm thêm thì sẽ có rất nhiều công việc để các em lựa chọn, đừng quá áp lực về chuyên môn hay kinh nghiệm, vì bản chất chuyện đi làm thêm chỉ là những việc lao động phổ thông bình thường, chứ không có gì phức tạp, chẳng hạn như làm nhân viên quán nước, quán ăn, quán cafe, lễ tân, nhân viên bán hàng shop thời trang, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, làm gia sư, cộng tác viên bán hàng,… tức là khi tuyển dụng nhân viên part time, thì những người chủ shop, chủ quán cũng thừa biết rằng đối tượng apply sẽ chỉ là các bạn sinh viên muốn làm thêm để trang trải phần nào chi tiêu mỗi tháng, chứ họ cũng không có yêu cầu gì cao siêu, khi bắt đầu công việc thì các em cũng sẽ được các bạn nhân viên cũ training, hướng dẫn, rồi mình cứ thế làm theo, càng làm lâu càng quen việc.

Tìm việc làm thêm sinh viên ở đâu, có khó không?

Sau khi nắm được danh sách các việc làm thêm phổ biến cho sinh viên, và hiểu rằng các việc đó cũng không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần các em chăm chỉ, chịu khó, tập trung và làm việc nghiêm túc là được, thì bước tiếp theo, chúng ta sẽ cùng giải đáp băn khoăn rằng tìm việc làm thêm sinh viên ở đâu, có khó không? Có rất nhiều nguồn khác nhau để sinh viên tìm việc làm thêm, phổ biến nhất sẽ là các trang/group tuyển nhân viên làm thêm part time trên Facebook, các em chỉ cần vào nhóm, lướt một tí là sẽ thấy rất nhiều nơi đang tuyển, đa dạng công việc. Hoặc các em cũng có thể search thẳng trên Google, cũng sẽ ra rất nhiều thông tin tuyển dụng, tha hồ mà lựa chọn. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể hỏi thăm người quen hoặc bạn bè, anh chị khoá trên, khả năng cao rằng cũng sẽ được giới thiệu việc làm thêm phù hợp, biết đâu chỗ làm thêm của họ cũng đang cần tuyển người, mà làm chung với người quen cũng sẽ thoải mái hơn, chỗ nào chưa biết thì cũng hỏi dễ hơn.

Tức là sẽ có rất nhiều nguồn thông tin để sinh viên có thể tìm kiếm và tiếp cận được các công việc làm thêm đang tuyển dụng, nhất là trong thời điểm kinh tế đang dần phục hồi và xu hướng kinh doanh nhỏ lẻ như quán cafe, quán nước, cửa hàng thời trang ngày càng phát triển thì nhu cầu tuyển sinh viên làm thêm part time theo ca sẽ rất lớn, chuyện tìm cho mình một số công việc phù hợp để apply là điều khá đơn giản, nhanh gọn lẹ, chứ không phải điều gì quá khó, thường thì sinh viên chỉ cần dành 1 buổi để tập trung tìm kiếm là được.

>> Việc làm thêm sinh viên lương cao tiềm ẩn những thách thức gì?

Cách tìm việc làm thêm phù hợp cho sinh viên đại học

Quay trở lại chủ đề được nêu ra ở đầu bài viết, trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về cách tìm việc làm thêm phù hợp cho sinh viên đại học. Đầu tiên, các em phải xác định rõ rằng đây chỉ là công việc làm thêm part time, mình dành thời gian vừa đủ cho chuyện làm thêm, tầm 20-25 tiếng/tuần thôi, chứ không nên mải mê làm thêm kiếm tiền quá nhiều rồi lơ là việc học, để kết quả học tập sa sút. Tức là khi tìm việc làm thêm, sinh viên nên ưu tiên chọn các công việc có thể linh hoạt thời gian, xoay ca, đổi ca với bạn khác, và có lịch làm thêm phù hợp, không bắt nhân viên phải đi làm thêm quá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, để thuận tiện cho việc di chuyển, đỡ mất thời gian đi đi về về quá lâu, thì sinh viên cũng nên ưu tiên tìm các việc làm thêm gần nhà, trong bán kính 3-4 km đổ lại, chứ không nên chọn việc nào ở xa quá.

Tức là khi tiếp xúc với các thông tin tuyển dụng việc làm thêm như đã tham khảo ở phần trước, thì bước quan trọng tiếp theo mà sinh viên cần làm chính là sàng lọc, lựa chọn ra công việc có địa điểm và thời gian phù hợp với mình, sẵn tiện nghía qua mức lương luôn cũng được, còn cụ thể về chuyện lương bổng, cách deal lương thì chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ ở phần cuối. Khi đã chọn được danh sách tầm 5-6 việc làm thêm phù hợp với mình rồi, thì sinh viên chỉ cần nộp hồ sơ, đăng ký theo hướng dẫn/yêu cầu của chỗ làm thêm, nếu họ chỉ đơng giản cần các em để lại một số thông tin cá nhân, thì cứ gửi đầy đủ, còn nếu họ yêu cầu gửi CV, thì các em có thể tham khảo cách viết CV xin việc tại đây, cũng không cần quá cầu kỳ, ngắn gọn và nêu bật một số ưu điểm của bản thân là được. Sau đó, các em sẽ được gọi đi phỏng vấn hoặc nói chuyện ngắn để trao đổi 1 số thông tin cơ bản, để phía bên kia hiểu rõ hơn về các em, và chính các em cũng hình dung rõ hơn về công việc, về các lưu ý và quy định khi làm việc. Nếu mọi thứ ổn hết thì hẹn ngày bắt đầu đi làm, rồi các em đi nhận việc đúng thời gian thôi, chứ cũng không có gì phức tạp, vì đây chỉ là việc làm thêm chứ không phải đi làm chính thức khi ra trường.

Mức lương khi đi làm thêm có quan trọng không?

Có một điều được nhiều sinh viên lăn tăn, đó chính là mức lương khi đi làm thêm có quan trọng không, thường sẽ khoảng bao nhiêu và có thể deal lương được không? Điều này còn phụ thuộc vào quan điểm của từng người, tuy nhiên, các em vẫn nên lưu ý rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của mình là học tập, còn đi làm thêm kiếm tiền chỉ nên giới hạn ở 1 mức độ hợp lý, sau này ra trường đi làm kiếm tiền sau. Mức lương khi đi làm thêm là điều cần thiết, nhưng không nên quá quan trọng về điều đó, miễn sao chỗ làm thêm của các em offer mức lương phù hợp với mặt bằng chung, thường sẽ khoảng 20.000đ – 25.000đ/giờ. Vậy lỡ chỗ làm thêm mà các em apply lại có mức lương thấp hơn so với khoảng nêu trên thì sao, liệu sinh viên có thể deal lương, thoả thuận lại mức lương không?

Hầu như sinh viên sẽ không thể deal lương với các công việc làm thêm, bản chất các việc này ai làm cũng được, không đòi hỏi chuyên môn gì nhiều, khi vào sẽ được hướng dẫn từ đầu, nếu các em không đồng ý mức lương, không làm, thì vẫn sẽ có nhiều bạn sinh viên khác apply vào, chứ không có lý do gì để phía chỗ làm thêm phải nâng lương lên theo mong muốn của các em. Thay vào đó, nếu thấy mức lương được đề xuất đang thấp hơn mặt bằng chung, hoặc không đúng với nguyện vọng của mình, thì sinh viên chỉ cần làm 1 việc đơn giản, đó là tìm kiếm thêm những việc làm thêm khác, ở những nơi có mức lương offer cao hơn, rồi apply vào các chỗ đó thôi, chứ không nên cố gắng deal lương ở chỗ cũ vì cũng sẽ không có kết quả.

Bài viết này đã giúp sinh viên đại học nắm được cách tìm việc làm thêm phù hợp, và giải đáp một số băn khoăn xoay quanh chuyện đi làm part time. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Tiền lương sinh viên làm thêm phục vụ quán cafe thường khoảng bao nhiêu?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích