Home Công việc Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Ấn Tượng Trong CV Xin Việc

Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Ấn Tượng Trong CV Xin Việc

by Hoàng Khôi Phạm
Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Ấn Tượng Trong CV Xin Việc

CV xin việc là ấn tượng đầu tiên về ứng viên trong mắt nhà tuyển dụng. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ không có quá nhiều thời gian để đọc kỹ toàn bộ CV xin việc, họ chỉ có tầm 60s để lướt qua CV của mỗi ứng viên. Vì thế, để tạo ấn tượng ban đầu tốt, thì mục tiêu nghề nghiệp trong CV phải thật sự chỉn chu và có điểm nhấn, từ đó, nhà tuyển dụng mới có đủ hứng thú và tò mò để đọc tiếp những phần nội dung khác trong CV ứng tuyển. Còn nếu bạn gửi CV với mục tiêu nghề nghiệp được viết qua loa, sơ sài, thì khả năng cao rằng nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua, không đọc tiếp nữa. Dưới đây là cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng trong CV xin việc mà bạn có thể tham khảo!

>> Phải làm sao khi không có mục tiêu để phấn đấu?

Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp là đích đến trong tương lai mà bạn muốn đạt được trên con đường sự nghiệp của mình, là những thành tựu cụ thể mà bạn sẵn sàng phấn đấu, theo đuổi và nhất định sẽ đạt được liên quan tới lĩnh vực nghề nghiệp/công việc mà mình sẽ gắn bó. Đi làm phải có mục tiêu nghề nghiệp thì bạn mới biết mình cần làm gì, cần trau dồi thêm những gì, cần theo đuổi những nhiệm vụ nào để dần nâng cao năng lực làm việc của bản thân, đạt kết quả công việc tốt hơn và tăng cơ hội được tăng lương, thăng tiến, chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp trong tương lai.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV cũng chính là điều mà nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm khi lựa chọn ứng viên, vì họ muốn tìm được những ai thật sự có mục tiêu, có đam mê, muốn theo đuổi và gắn bó lâu dài với ngành, chứ sẽ không thích một ứng viên còn đang mông lung, mơ hồ về tương lai, chưa biết mình thích gì, muốn gì, sẽ theo đuổi điều gì…

Vì sao trong CV cần có mục tiêu nghề nghiệp?

Sau khi tìm hiểu mục tiêu nghề nghiệp là gì, thì nhiều ứng viên cũng thắc mắc rằng vì sao trong CV xin việc cần có mục tiêu nghề nghiệp? Đơn giản thôi, vì đó là cơ sở để nhà tuyển dụng xác định mong muốn, hoài bão trong tương lai của ứng viên, để ngầm đánh giá sự quyết tâm, “máu chiến” của ứng viên ấy, và dự đoán khả năng thành công, gặt hái được các thành tựu trong công việc của họ trong tương lai. Cụ thể hơn, mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc sẽ giúp nhà tuyển dụng mường tượng được rõ nét hơn về ứng viên, về mục tiêu tương lai mà họ muốn phấn đấu, về những thành tựu mà họ sẽ quyết tâm theo đuổi và mong muốn đạt được trong tương lai. Ngược lại, với những ứng viên gửi CV mà chưa có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, còn đang mông lung về tương lai, muốn tìm một công việc để thử sức, xem mình có làm được không, có phù hợp không, và chưa chắc có thể gắn bó lâu dài, thì khả năng cao rằng sẽ bị nhà tuyển dụng từ chối.

>> Trả lời phỏng vấn: Mục tiêu 5 năm tới của bạn là gì?

Làm sao để có định hướng công việc rõ ràng?

Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những ứng viên viết mục tiêu nghề nghiệp sơ sài, qua loa trong CV xin việc. Và họ càng cảm thấy tồi tệ hơn khi ứng viên đi tìm việc mà còn mơ hồ, mông lung về tương lai, chưa biết mình thích gì, muốn làm công việc gì, chưa có mục tiêu và định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đừng để mình rơi vào trường hợp không hay ấy, vậy làm sao để xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình? Đây là điều mà chính bản thân bạn phải tự làm, chứ không thể tham khảo người này người kia, hoặc lên mạng xem ngành nghề nào hot, lương cao rồi nhắm mắt chọn đại.

Đầu tiên , bạn phải dành thời gian để tập trung suy nghĩ về công việc tương lai, xem mình thích làm một công việc có tính chất như thế nào, làm việc với con số, giấy tờ, máy tính, hay thích làm việc với con người, thích giao tiếp nhiều hơn? Rồi bạn thích làm việc độc lập, chủ yếu làm một mình, hay thích công việc sẽ thường xuyên teamwork, phối hợp làm việc nhóm với đồng nghiệp xung quanh? Bạn thích công việc cố định ở văn phòng, hay thường xuyên di chuyển đi công tác, đi đây, đi đó, đi gặp khách hàng, đối tác? Bạn thích làm việc trong môi trường như thế nào, sếp thế nào, đồng nghiệp ra sao? Bạn có mong muốn làm việc trong công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia không?

Sau khi trả lời được tất cả những câu hỏi ở trên, thì bạn cần liên kết chúng với ngành học hiện tại, xem liệu có nhiều điểm trùng khớp không, nếu tốt nghiệp ngành đang học, thì khi ra trường bạn có được làm công việc thoả mãn các tiêu chí mà mình đã lựa chọn không? Nếu có thì tốt rồi, đó chính là mục tiêu nghề nghiệp, bạn đang đi đúng hướng, còn nếu không, thì bạn cần nhanh chóng rẽ hướng, xác định cho mình mục tiêu và ngành nghề mới, phù hợp hơn, mình yêu thích hơn và có thể làm tốt hơn, rồi tự chuẩn bị thêm về kiến thức, kỹ năng, trau dồi nghiệp vụ chuyên môn để đi làm trái ngành. Tất nhiên, khi xác định mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần đảm bảo tính thực tiễn và khả thi, phù hợp với năng lực bản thân, hoặc nếu mình cố gắng trau dồi thêm thì có thể đạt được mục tiêu ấy, tránh việc đặt ra mục tiêu nghề nghiệp quá cao siêu, xa vời, ghi mục tiêu quá hoa mỹ trong CV xin việc, nhưng thực tế chưa chắc mình có thể làm được.

>> Làm thế nào để lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn?

Nên ghi mục tiêu 3 năm, 5 năm hay 10 năm trong CV xin việc?

Thông thường, mục tiêu nghề nghiệp sẽ được chia thành nhiều giai đoạn, với các mục tiêu ngắn hạn từ 3 năm trở xuống, thì nó sẽ mang tính thực tiễn nhiều hơn, vì nó ở tương lai gần hơn. Còn các mục tiêu trung – dài hạn 5 năm, 10 năm hoặc nhiều hơn, thì sẽ mang tính định hướng, rằng mình mong muốn và hy vọng sẽ đạt được trong tương lai, theo kiểu các nấc thang sự nghiệp ở phía trên cao mà bạn muốn đặt chân tới. Chính vì sự khác biệt này, nhiều ứng viên đã có thắc mắc rằng mình nên ghi mục tiêu 3 năm, 5 năm hay 10 năm trong CV xin việc? Câu trả lời trong thực tế sẽ linh hoạt tuỳ theo từng người, từng công ty, từng vị trí ứng tuyển. Còn nếu bạn muốn có một đáp án chung để tham khảo, thì thường đó sẽ là mục tiêu 3 năm và 5 năm, chứ mục tiêu 10 năm thì còn xa quá, và chưa có đủ cơ sở để nhà tuyển dụng có thể dựa vào để đánh giá.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng trong CV xin việc

Sau khi giải đáp rất nhiều điều xoay quanh định hướng và mục tiêu nghề nghiệp, chúng ta sẽ đi đến nội dung chính được nêu ra ở tiêu đề bài viết, đó chính là cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng trong CV xin việc. Đầu tiên, bạn cần đảm bảo tiêu chí chính xác, tức là mục tiêu mình chọn phải đúng với thực tế, phù hợp với nguyện vọng và cân đối với năng lực bản thân, tránh việc chọn đại mục tiêu nghề nghiệp để ghi vào CV, hoặc chọn nhưng chưa chắc chắn lắm.

Tiếp theo, bạn cần đảm bảo tiêu chí cụ thể, tức là cần ghi mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, cụ thể trong CV xin việc, tránh việc đưa vào một mục tiêu quá chung chung, đại khái, như kiểu khuôn mẫu, sáo rỗng, vì như thế thì nhà tuyển dụng cũng chưa hình dung được cụ thể rằng bạn muốn làm gì, muốn đạt được gì, thì sẽ không đủ cơ sở để đánh giá. Cuối cùng, bạn cần đảm bảo mục tiêu nghề nghiệp trong CV được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, tránh cách nói vòng vo, dài dòng, khiến người đọc cảm thấy khó hiểu, hoặc nếu quá dài dòng, lan man, khiến nhà tuyển dụng phải đọc lướt, rồi có thể dẫn tới việc hiểu lầm, hiểu sai nữa. Và đừng quên một điều quan trọng là hãy dành thời gian đọc lại, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi gửi CV để chắc chắn rằng mình không mắc lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trình bày trong CV xin việc nhé!

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được rất nhiều băn khoăn xoay quanh cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc, và gợi ý cho bạn cách viết sao cho ấn tượng. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Bí quyết viết CV xin việc để nhà tuyển dụng gật đầu đồng ý

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích