Home Học tậpChuyện sinh viên Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 61) – Học Lại 10 Tín, Chứng Chỉ Làm Đẹp CV

Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 61) – Học Lại 10 Tín, Chứng Chỉ Làm Đẹp CV

by Hoàng Khôi Phạm
Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 61) - Học Lại 10 Tín, Chứng Chỉ Làm Đẹp CV

Cẩm nang sinh viên là chuyên mục giải đáp những băn khoăn thường gặp, cung cấp các thông tin hữu ích mà sinh viên cần biết, cần nắm rõ để giúp việc học tập của mình gặp nhiều thuận lợi hơn. Mỗi tập thường sẽ bao gồm 4 chủ đề chính, được giải đáp một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, sinh viên chỉ cần đọc qua là sẽ hiểu rõ vấn đề ngay. Trong cẩm nang sinh viên tập 61, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu một số thông tin về học thêm, học vượt, học lại 10 tín chỉ, học quân sự và các chứng chỉ giúp làm đẹp CV.

>> Cẩm nang sinh viên (Tập 59) – Thiếu tự tin, thua kém bạn bè

1. Học thêm và học vượt khác nhau thế nào?

Học thêm là trường hợp sinh viên đăng ký các lớp học về kiến thức chuyên sâu, giải bài tập, thực hành, luyện đề nhiều hơn so với khi học trên lớp, để hiểu rõ và nắm vững kiến thức môn học hơn. Học vượt là trường hợp sinh viên đăng ký học trước các môn trong chương trình học mà đáng lẽ hiện tại chưa cần học tới, để rút ngắn thời gian học và có khả năng tốt nghiệp ra trường sớm.

Sở dĩ sinh viên nhầm lẫn giữa học thêm và học vượt, vì chúng có điểm chung là đều đăng ký học thêm, học nhiều hơn so với chương trình thông thường, bạn nào có nhu cầu thì tự nguyện đăng ký. Khi học thêm, học vượt, sinh viên sẽ được mở mang kiến thức, tiếp thu thêm nhiều nội dung mà chương trình thông thường sẽ chưa đề cập tới, giúp bản thân được trau dồi và vững kiến thức hơn. Tuy nhiên, đây là 2 khái niệm khác nhau, các em cần phân biệt rõ. Học thêm là mình học thêm kiến thức chuyên sâu của môn mình đang học trên trường, còn học vượt là đăng ký học trước 1 môn mới. Học thêm là các lớp mà giảng viên mở riêng, không nằm trong chương trình học, không tính điểm. Còn học vượt vẫn là môn học trong chương trình học, có kiểm tra và thi để lấy điểm, tính vào GPA.

2. Sinh viên rớt môn học lại 10 tín chỉ có sao không?

Rớt môn là điều không sinh viên nào mong muốn, nhưng chỉ cần các em lơ là, thiếu tập trung một tí thì có khả năng phải đối mặt rủi ro ấy. Nếu sinh viên rớt môn học lại 10 tín chỉ thì có sao không? Việc học lại 10 tín chỉ sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới kết quả học tập của sinh viên, vì tổng số tín chỉ của chương trình học thường sẽ khoảng 120, tức là 10 tín chỉ nó chiếm chưa tới 10%. Nếu quy đổi thành môn học, thì 10 tín chỉ cũng chỉ tầm 4 môn, ở đại học, sinh viên rớt 4 môn không phải điều quá to tát.

Tuy nhiên, nếu sinh viên rớt môn học lại nhiều, thì sẽ có rủi ro bị hạ bậc tốt nghiệp. Theo quy định, sinh viên học lại quá 5% tín chỉ của chương trình học, thì sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp xuống 1 bậc, áp dụng cho xếp loại xuất sắc và giỏi, và học lại 10 tín chỉ đã vượt quá 5% cho phép ấy. Nếu muốn tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, thì sinh viên cần lưu ý học hành nghiêm túc, chăm chỉ, tránh để bị rớt môn học lại quá nhiều, và tất nhiên phải nói không với chuyện học lại 10 tín chỉ.

>> Vì sao sinh viên năm 1 thường bị rớt môn phải học lại?

3. Sinh viên đi học quân sự có vui không, cần lưu ý gì?

Tân sinh viên thường sẽ lăn tăn rằng học quân sự có vui không, được học các kiến thức gì, hay đó chỉ là một khoảng thời gian khô khan, nhàm chán và khắc nghiệt trong môi trường quân đội? Theo đánh giá cá nhân của anh thì các giờ học lý thuyết sẽ có phần nhàm chán, còn các buổi thực hành thì khá thú vị, vì nó mang lại nhiều trải nghiệm, rèn luyện được thêm nhiều kỹ năng hữu ích.

Nếu ở lại nội trú, sinh viên sẽ được tham gia các hoạt động tập thể rất vui tại khu quân sự và tất nhiên các em sẽ có nhiều trải nghiệm và kỷ niệm khó quên trong quá trình học quân sự cùng bạn bè. Chẳng hạn như được cùng bạn bè ở chung 1 chỗ, ăn uống, vui chơi, sinh hoạt vòng tròn, kể chuyện ma, chụp ảnh, tâm sự, tham gia các cuộc thi, hoạt động thể thao, trong suốt 1 tháng học quân sự. Dù có nhiều hoạt động vui chơi, nhưng sinh viên phải lưu ý nghiêm túc, tuân thủ các quy định giờ giấc, tác phong, hành vi, lời nói, những điều gì bị cấm, không được phép làm, thì các em nên tuân thủ.

4. Tổng hợp các chứng chỉ giúp sinh viên làm đẹp CV

Nếu công việc sau này cần thành thạo cách sử dụng máy tính và các công cụ tin học như Word, Excel, PowerPoint, thì CV xin việc nhất định cần phải có chứng chỉ tin học văn phòng. Để mở rộng cơ hội việc làm ở các công ty lớn, tập đoàn nước ngoài, mức lương khởi điểm hấp dẫn, thì sinh viên mới ra trường cần các chứng chỉ ngoại ngữ như TOEIC, IELTS để chèn vào CV.

Để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mình sẽ nhanh chóng thích nghi và có khả năng hoàn thành tốt công việc, sinh viên mới ra trường cần tích luỹ các chứng chỉ kỹ năng mềm liên quan tới vị trí ứng tuyển. Bên cạnh bằng đại học, sinh viên mới ra trường nên đi học thêm một số chứng chỉ chuyên ngành, chuyên môn, liên quan tới lĩnh vực mình muốn theo đuổi, rồi chèn vào CV để tăng lợi thế cạnh tranh.

Cẩm nang sinh viên tập 61 đã giúp các em giải đáp một số băn khoăn thường gặp, và nắm được các thông tin mà bản thân đang quan tâm, liên quan tới chuyện học thêm, học vượt, học lại 10 tín chỉ, học quân sự và các chứng chỉ giúp làm đẹp CV. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Cẩm nang sinh viên (Tập 60) – Điểm kém, kết quả học không tốt

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích