Home Học tậpChuyện sinh viên Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 64) – Sơ Đồ Tư Duy, Khoá Luận Tốt Nghiệp

Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 64) – Sơ Đồ Tư Duy, Khoá Luận Tốt Nghiệp

by Hoàng Khôi Phạm
Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 64) - Sơ Đồ Tư Duy, Khoá Luận Tốt Nghiệp

Cẩm nang sinh viên là chuyên mục giải đáp những băn khoăn thường gặp, cung cấp các thông tin hữu ích mà sinh viên cần biết, cần nắm rõ để giúp việc học tập của mình gặp nhiều thuận lợi hơn. Mỗi tập thường sẽ bao gồm 4 chủ đề chính, được giải đáp một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, sinh viên chỉ cần đọc qua là sẽ hiểu rõ vấn đề ngay. Trong cẩm nang sinh viên tập 64, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu một số thông tin về cuộc sống tân sinh viên, sơ đồ tư duy mind map, phỏng vấn part time và làm khoá luận tốt nghiệp có khó không?

>> Cẩm nang sinh viên (Tập 63) – Học vẹt & học thuộc lòng

1. Cuộc sống của tân sinh viên năm 1 sẽ như thế nào?

Sống xa gia đình, lên thành phố thuê trọ, cuộc sống của tân sinh viên năm 1 sẽ như thế nào, phải đối mặt với những khó khăn gì, cần lưu ý gì để nhanh chóng vượt qua và thích nghi với chúng? Tân sinh viên phải đối mặt với nhiều bỡ ngỡ về môi trường đại học, bạn bè mới, môn học lạ, cách giảng dạy cũng khác so với hồi lớp dưới, phải mất tầm 2-3 tháng để các em quen với sự thay đổi này.

Sinh viên năm 1 phải làm quen với cuộc sống tự lập, tự nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, lau dọn nhà cửa & tự lo toan mọi thứ sinh hoạt cá nhân, lúc trước ba mẹ lo cho hết, còn bây giờ các em phải tự xử lý. Đối mặt bài toán chi tiêu, tân sinh viên cũng rất đau đầu, tiền ba mẹ cho có hạn, mà nhiều thứ cần chi quá. Nếu đi làm thêm để trang trải chi tiêu, các em phải cân đối thời gian, tránh ảnh hưởng tới việc học. Đứng trước những khó khăn ấy, vượt qua được, thì lúc đó các em sẽ trưởng thành, vững vàng hơn rất nhiều, cân bằng được chuyện học hành, đi làm thêm, và tự lo được cho cuộc sống cá nhân.

2. Điều sinh viên cần lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy mind map

1. Ngắn gọn: Đừng vẽ sơ đồ tư duy quá dài dòng, nhồi nhét nhiều nội dung, vì nhìn vào sẽ cực kỳ rối, và sau này ôn thi cũng không hiệu quả, như thế thì vừa mất công, mất thời gian, lại chẳng thể dùng được.

2. Liên kết nội dung chặt chẽ & chính xác: Phải đầu tư thời gian để tìm hiểu, đảm bảo mình đã hiểu rõ, hiểu đúng kiến thức, biết liên kết các kiến thức với nhau để hoàn thiện sơ đồ tư duy một cách bài bản.

3. Sử dụng màu sắc: Đừng để mind map chỉ có 1 màu đơn điệu, nhìn sẽ nhàm chán, hãy dùng tầm 3-4 màu để phân biệt & làm nổi bật các nội dung, nhưng lưu ý cũng không nên lạm dụng nhiều màu quá.

4. Vẽ mind map bằng công cụ: Sinh viên có thể vẽ tay trên giấy, nhưng nếu lỡ sai rồi gạch, xoá, nhìn sẽ bị xấu và rối. Hãy thử vẽ bằng Xmind trên máy tính, dễ dàng chỉnh sửa và có sẵn các mẫu mind map đẹp.

>> Sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp theo nhóm hay cá nhân?

3. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên part time quán cafe thường gặp

  • Vì sao em chọn công việc này?Em cũng thường đi cafe và có quan sát được công việc của các bạn, em thấy làm part time ở quán cafe phù hợp với khả năng của mình để có thể làm lâu dài.
  • Em có kinh nghiệm làm ở quán cafe chưa? – Nếu có rồi thì tốt, nếu chưa có thì các em cứ trung thực trả lời là chưa, rồi nói thêm rằng mình sẽ sẵn sàng học hỏi, sẽ làm việc nghiêm túc, chịu khó.
  • Em biết cách pha chế đồ uống trong quán cafe không? – Tương tự câu trước, nếu chưa thì nói thêm rằng mình sẽ học hỏi để nhanh chóng biết cách pha chế, đảm bảo làm đúng định lượng, công thức.
  • Em nghĩ làm nhân viên quán cafe dễ hay khó? – Công việc này không quá khó, sinh viên part time hoàn toàn có thể làm được, nhưng vẫn cần làm việc nghiêm túc, tập trung, chứ không lơ là công việc.
  • Em xử lý thế nào khi gặp khách hàng khó tính? – Em sẽ giữ bình tĩnh, không cãi, không lớn tiếng với khách, sẽ lắng nghe để hiểu vấn đề, nhu cầu của họ, rồi nhẹ nhàng giải thích để họ hiểu và đồng ý với mình.
  • Nhân viên quán cafe có cần sạch sẽ, ngăn nắp không? – Có, em cũng là người ưa sạch sẽ, ngăn nắp, em sẽ giữ khu vực quầy pha chế gọn gàng, và lưu ý đảm bảo vệ sinh khu vực chỗ ngồi của khác.
  • Nhân viên quán cafe cần những kỹ năng mềm nào? – Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, em cũng đã nắm được các kỹ năng này, nhưng tất nhiên trong quá trình làm việc em sẽ cố gắng nâng cao hơn.
  • Em có thể làm thêm bao nhiêu tiếng mỗi tuần? – Để tránh ảnh hưởng việc học, sinh viên nên cân đối chỉ làm thêm tầm 20-30 tiếng/tuần, và nên hỏi lại rằng ở đây có thể linh hoạt xoay ca không?

4. Làm khoá luận tốt nghiệp có khó không?

Thông thường, sinh viên năm cuối sẽ đi thực tập để thu thập thông tin, dữ liệu về công ty, công việc thực tế, kết hợp với các cơ sở lý thuyết chuyên ngành mà mình đã học để làm khoá luận tốt nghiệp. Khoá luận là một thử thách rất khó, là “trùm cuối” mà sinh viên phải vượt qua trước khi ra trường, không hoàn thành thì sẽ không được tốt nghiệp, nếu điểm thấp thì sẽ kéo GPA xuống rất nhiều.

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, sinh viên phải vững kiến thức, tập trung quan sát, lắng nghe, thu thập thông tin khi đi thực tập và biết cách phân tích, xử lý để đưa ra giải pháp hợp lý và logic nhất. Nếu so với bài tiểu luận, thì khoá luận tốt nghiệp sẽ khó hơn gấp 3 – 4 lần, phải vận dụng nhiều kiến thức hơn, tư duy phức tạp hơn, và cách đánh giá, chấm điểm của giảng viên cũng khắt khe hơn nhiều. Đối với những sinh viên học lực chưa tốt, chưa vững kiến thức các môn học, thì khi đối diện với khoá luận sẽ càng khó khăn, áp lực, ám ảnh hơn, phải đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết mới hoàn thành tốt.

Cẩm nang sinh viên tập 64 đã giúp các em giải đáp một số băn khoăn thường gặp, và nắm được các thông tin mà bản thân đang quan tâm, liên quan tới chuyện cuộc sống tân sinh viên, sơ đồ tư duy mind map, phỏng vấn part time và làm khoá luận tốt nghiệp có khó không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Cẩm nang sinh viên (Tập 62) – Môi trường đại học, bằng cử nhân

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích