Home Công việcKinh nghiệm làm việc Chăm Chỉ Làm Việc Nhưng Kết Quả Không Tốt Thì Phải Làm Sao?

Chăm Chỉ Làm Việc Nhưng Kết Quả Không Tốt Thì Phải Làm Sao?

by Hoàng Khôi Phạm
Chăm Chỉ Làm Việc Nhưng Kết Quả Không Tốt Thì Phải Làm Sao?

Chăm chỉ làm việc là một phẩm chất tốt, là lợi thế lớn của bạn khi ứng tuyển việc làm, vì nhà tuyển dụng thường sẽ có ấn tượng tốt với những nhân viên làm việc chăm chỉ. Nhưng liệu chăm chỉ có đồng nghĩa với việc bạn sẽ có kết quả làm việc tốt không? Càng chăm chỉ thì bạn có càng gia tăng cơ hội thành công trong tương lai không? Đó là điều chưa thể nói trước, vì công thức để thành công, để đạt kết quả làm việc tốt, sẽ bao gồm rất nhiều tiêu chí. Vậy nếu chăm chỉ làm việc nhưng kết quả làm việc không tốt thì phải làm sao?

>> 3 cách giúp bạn củng cố động lực làm việc

Chăm chỉ làm việc nhưng chưa tập trung

Bạn cảm thấy mình cực kỳ chăm chỉ làm việc, ngồi ở bàn làm việc từ đầu giờ tới cuối giờ, thậm chí nhiều hôm còn tăng ca, ở lại làm thêm giờ, rồi làm thêm cả vào cuối tuần, với mong muốn rằng mình sẽ đạt kết quả làm việc tốt… nhưng cuối cùng lại nhận về kết quả không mấy khả quan. Đó là vì bạn chưa thật sự tập trung. Bạn ngồi làm việc 8 tiếng, nhưng bạn tập trung làm việc trong bao nhiêu tiếng? Liệu bạn có đang bị xao nhãng bởi những việc linh tinh như đặt đồ ăn vặt, tám chuyện, đi pha cà phê hay cứ làm việc được một tí thì lại lướt mạng xã hội?

Nếu cứ làm việc theo kiểu mất tập trung như thế, thì cho dù bạn đi làm đầy đủ, đảm bảo chuyên cần, thậm chí là thường xuyên tăng ca, thì cũng khó lòng đạt kết quả làm việc tốt, vì bạn đâu có tập trung làm việc. Vì thế, đừng bao giờ tự nhận rằng mình làm chăm chỉ làm việc nếu như mình chưa tập trung làm việc. Đồng thời, nếu muốn có kết quả làm việc tốt, bạn cần phải làm việc một cách nghiêm túc và đảm bảo rằng mình luôn tập trung làm việc.

>> 4 cách giúp bạn tỉnh táo và tập trung làm việc

Chăm chỉ làm việc nhưng làm chưa đúng cách

Một tình huống khác, bạn thật sự chăm chỉ, tập trung làm việc, nhưng lại làm việc chưa đúng cách, chưa đúng phương pháp, thì cũng sẽ dẫn đến kết quả làm việc chưa tốt. Cùng một công việc, mỗi người sẽ có những cách xử lý riêng, quy trình làm việc riêng và tất nhiên không phải cách xử lý nào cũng chuẩn xác, cũng mang lại kết quả tốt. Nếu đang rơi vào trường hợp này, bạn cần phải biết rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình và từ những đồng nghiệp xung quanh, để tìm ra cách làm việc hiệu quả nhất, giúp bạn đạt KPI và đảm bảo kết quả làm việc.

Chẳng hạn như bạn là nhân viên tư vấn, bạn cực kỳ chăm chỉ, tập trung làm việc, cố gắng tư vấn thật kỹ cho khách, nhiệt tình giải đáp thắc mắc của khách hàng… nhưng chưa chắc bạn sẽ đạt doanh số tốt. Thay vào đó, những đồng nghiệp khác có phương pháp tư vấn tự nhiên hơn, đào sâu vào nhu cầu của khách hàng hơn, giúp khách hàng cảm nhận rõ hơn về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, thì nhiều khả năng họ sẽ bán hàng tốt hơn, tạo được thiện cảm với khách hàng hơn. Chính vì thế, trước khi chăm chỉ thì bạn cần phải tìm cho mình cách làm việc hiệu quả.

>> Hậu quả khôn lường khi làm việc kiểu đối phó

Chăm chỉ làm việc nhưng thiếu cẩn thận

Bạn chăm chỉ làm việc, nhưng lại đạt kết quả chưa tốt, thì bạn cũng cần kiểm tra lại xem mình có đang thiếu cẩn thận không. Nếu làm việc mà thường để xảy ra sai sót, chắc chắn bạn sẽ không thể đạt kết quả tốt ưu, thậm chí còn mất thời gian và công sức để khắc phục hậu quả của những lỗi sai đó. Chính vì vậy, khi đảm nhiệm bất kỳ công việc nào, bạn cần phải đề cao tính cẩn thận, để hạn chế tối đa những sai sót và tối ưu hoá kết quả làm việc.

Ngoài ra, có những sai sót nó chưa thể hiện rõ trong quá trình, nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng của công việc. Chẳng hạn như bạn là nhân viên tư vấn, đáng lẽ ra bạn phải tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng trước khi đi vào các tính năng, lợi ích của sản phẩm, nhưng bạn lại ẩu, thiếu cẩn thận, chưa tìm hiểu rõ xem khách hàng muốn gì, cần gì, mà cứ lao vào tư vấn lung tung, nói quá nhiều về những điều họ không quan tâm, thì cho dù bạn có chăm chỉ gấp trăm lần cũng chẳng thể nào đạt kết quả làm việc tốt.

Chăm chỉ làm việc nhưng năng lực còn yếu

Dù muốn hay không thì có một điều mà chính bạn cần phải thẳng thắn nhìn nhận khi thấy mình chăm chỉ làm việc nhưng kết quả không tốt, đó chính là liệu có phải năng lực làm việc của bạn còn yếu? Đây là điều mà nhiều người thường ngại phải đối mặt, ngại để cho người khác thấy rằng mình còn yếu kém.

Nhưng bạn không thể mãi trốn tránh chính mình như thế. Bạn có muốn chạm tay đến thành công trong tương lai không? Nếu có thì hãy mạnh mẽ đối mặt với những thiếu sót của bản thân, tìm hướng khắc phục, rút kinh nghiệm từ những thất bại trong quá khứ, yếu chỗ nào thì rèn luyện chỗ đó, để nâng cao năng lực làm việc của chính mình, để trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình và đạt kết quả làm việc tốt hơn trong tương lai.

Hy vọng rằng bài viết này đã giải đáp được băn khoăn của bạn rằng vì sao mình chăm chỉ làm việc nhưng kết quả làm việc không tốt. Đừng quá bi quan, cũng đừng tự ti về năng lực bản thân, càng không được nghĩ rằng do mình xui rủi… Thay vào đó, bạn cần thẳng thắn nhìn nhận ra được những nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục chúng. Chúc bạn thành công!

>> 7 cách giúp bạn duy trì năng lực làm việc ổn định

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích