Home Hỏi đáp nhanh Có Nên Bận Tâm Rằng Người Khác Nghĩ Gì Về Mình Không?

Có Nên Bận Tâm Rằng Người Khác Nghĩ Gì Về Mình Không?

by Hoàng Khôi Phạm
Có Nên Bận Tâm Rằng Người Khác Nghĩ Gì Về Mình Không?

Ai cũng muốn người khác nghĩ tốt về mình, đó là điều đương nhiên, chứ đâu ai muốn bị nói ra nói vào, đánh giá những điều tiêu cực. Nhưng thực tế thì bạn sẽ không kiểm soát được những điều ấy, không thể chắc rằng 100% mọi người đều nghĩ tốt, đánh giá tích cực về mình. Lỡ xảy ra trường hợp bị đánh giá tiêu cực thì bạn sẽ cảm thấy thế nào, có nên bận tâm rằng người khác nghĩ gì về mình không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Trưởng thành có khiến mình trở thành 1 người khác không?

Chúng ta có quyền đánh giá người khác không?

Tất cả mọi người đều có thể nhìn nhận, quan sát lời nói, hành vi để đánh giá người khác, tốt xấu là do tự họ cảm nhận chứ chúng ta không thể tác động, kiểm soát hay bắt ép mọi người phải nghĩ tốt về mình. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể thoải mái chê bai, chỉ trích hay buông những lời tiêu cực thậm tệ về người khác một cách công khai, vì như thế là hành vi vô duyên, bất lịch sự, mà thật ra khi không quá liên quan tới nhau, không phải họ hàng, người trong gia đình, mình cũng không làm gì hại/xấu tới họ, thì họ cũng không được quyền chỉ trích hay đánh giá công khai.

Thường thì những điều người khác nghĩ và đánh giá về mình sẽ chỉ dừng lại ở phạm vi quan điểm cá nhân, dừng lại trong suy nghĩ hoặc đôi khi buột miệng nói ra 1-2 lần nhưng không để bụng, nói xong là cho qua, không trầm trọng hay làm ầm vấn đề lên. Có thể rằng họ nói ra với bạn bè xung quanh, bạn không trực tiếp nghe được, nhưng cũng có thể sẽ góp ý thẳng với bạn, nếu đánh giá tốt thì vui vẻ, happy, nhưng lỡ bị người khác đánh giá tiêu cực thì sẽ cảm thấy thế nào?

Cảm giác bị người khác đánh giá tiêu cực sẽ ra sao?

Khi bị người khác đánh giá tiêu cực, chưa biết đúng sai hay mức độ nghiêm trọng thế nào, thì chúng ta sẽ buồn trước, ấm ức trước, rồi từ từ bình tĩnh lại mới nhìn nhận lại vấn đề sau. Tức là phản xạ tự nhiên mỗi khi chúng ta nhận được những đánh giá, suy nghĩ không tốt về mình, thì sẽ buồn ngay, một số người có thể cọc, bực bội và thể hiện ra mặt, kiểu như không muốn ai nói xấu hay tiêu cực gì về bản thân, không thể chấp nhận điều đó.

Tiếp theo, khi lấy lại bình tĩnh và bắt đầu đánh giá vấn đề, rằng liệu người đó có đánh giá đúng không, hay đang nhìn nhận một cách chủ quan, thì chúng ta sẽ có xu hướng phát rồ lên khi thấy mình bị đánh giá sai, dựa trên các thông tin, dữ liệu chưa chính xác, ủa chuyện gì vậy, sao tự dưng lại đánh giá lung tung, thiếu chính xác về người khác như thế? Chưa kể tới mức độ nghiêm trọng của những đánh giá ấy, nó càng nghiêm trọng, càng tiêu cực, thì sẽ càng ảnh hưởng/xâm chiếm tâm trí của bạn nhiều hơn, thậm chí 1 số người còn bị ám ảnh suốt một thời gian dài, cực kỳ quan ngại và bất an khi có ai đó đánh giá này kia về mình, nhất là khi đó là những đánh giá tiêu cực.

>> Làm sao để kiên nhẫn hơn, không bỏ cuộc giữa chừng?

Có nên bận tâm rằng người khác nghĩ gì về mình không?

Cuộc sống có đủ thứ để mình bận tâm rồi, học sinh/sinh viên thì bận rộn với áp lực học hành, thi cử, điểm số, nhiều khi còn stress vì bị phụ huynh trách mắng, khắt khe, còn người đi làm cũng luôn sấp mặt với áp lực công việc, deadline, sợ bị cấp trên khiển trách,… Vậy mà chúng ta còn phải đối mặt với những áp lực khác trong cuộc sống nữa, bao gồm luôn cả chuyện người khác nghĩ gì, đánh giá thế nào về mình.

Chuyện có nên bận tâm rằng người khác nghĩ gì về mình không sẽ phụ thuộc vào quan điểm riêng của từng người, mỗi người sẽ có góc nhìn & quyết định riêng, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái với điều đó. Nhưng đa số mọi người sẽ đồng tình rằng chúng ta nên quan tâm tới những góp ý để giúp mình khắc phục khuyết điểm, phát triển bản thân, tức là những đánh giá, suy nghĩ mang tính xây dựng để muốn tốt cho nhau thì đương nhiên mình sẽ thoải mái đón nhận, tiếp thu.

Ngược lại, những lời chỉ trích mang tính tiêu cực quá mức, kiểu như cố tình chê bai để hạ bệ người khác, gây kích động, trầm trọng hoá vấn đề vì các mục đích xấu của họ, hoặc đơn giản là đối phương ghét bạn nên sẽ luôn đánh giá xấu, mặc đinh gán ghép những điều tiêu cực, sai lệch về bạn, thì bạn không nên quá bận tâm. Họ đánh giá hay nghĩ gì là chuyện của họ, miễn sao mọi chuyện chưa đi quá xa thì bạn không cần quan tâm, trừ khi họ đẩy vấn đề đi quá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới danh dự, nhân phẩm, công việc và đời sống cá nhân của bạn, thì bạn nên trao đổi thẳng thắn, nếu họ vẫn tiếp tục các hành vi ấy thì bạn có thể nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết, kèm theo các bằng chứng, nhân chứng cụ thể.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn có nên bận tâm rằng người khác nghĩ gì về mình không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> 30 tuổi người ta giàu hết rồi, sao mình thì chưa?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích