Thảo luận nhóm là điều khá quen thuộc khi teamwork, tức là cả nhóm cùng nhau họp lại để trao đổi, thảo luận về một vấn đề chung, nhằm thống nhất quan điểm và lựa chọn được phương án tối ưu nhất, được đông đảo thành viên tỏng nhóm ủng hộ. Một buổi thảo luận nhóm được đánh giá là thành công khi toàn bộ thành viên trong team đều cùng nhau trao đổi, phản biện, đóng góp ý kiến. Tuy nhiên, một số người lại lo ngại rằng mình thêm ý kiến vào thì sẽ gây ra bất đồng quan điểm, tranh cãi. Đó là quan điểm không đúng. Đừng nhầm lẫn phản biện và tranh cãi khi thảo luận nhóm!
>> Thảo luận nhóm mà không ra kết quả thì phải làm sao?
Phản biện là điều cần thiết khi thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là cơ hội để toàn bộ thành viên trong team cùng nêu lên quan điểm của mình về chủ đề chung của nhóm, và tất nhiên, ý kiến của mỗi thành viên đều đáng trân trọng và đều được ghi nhận. Nếu thảo luận nhóm mà mọi người cùng nhau đóng góp ý kiến một cách sôi nổi, phản biện nhiệt tình, thì chắc chắn sẽ có được kết quả tốt, lựa chọn được phương án tối ưu nhất, được sự đồng thuận của đông đảo thành viên trong nhóm. Ngược lại, nếu thảo luận nhóm mà chỉ có 1-2 người nêu lên ý kiến, những member còn lại chỉ ngồi im lắng nghe, không thảo luận, cũng chẳng phản biện, thì đó chưa thể gọi là thảo luận nhóm, và khả năng cao rằng buổi họp đó sẽ chẳng có được kết quả khả quan nào. Thật vậy, phản biện là điều cần thiết và là yếu tố quyết định phần lớn đến hiệu quả của buổi thảo luận nhóm, bạn đừng ngại nêu lên quan điểm của mình, cũng đừng sợ rằng mình phản biện thì sẽ gây xung đột, xích mích với thành viên khác.
Đừng nhầm lẫn phản biện và tranh cãi khi teamwork
Để có thể thoải mái nêu lên quan điểm khi thảo luận nhóm, thì bạn cần phải có sự phân biệt rạch ròi, đừng nhầm lẫn giữa phản biện và tranh cãi, vì đó là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Khi bạn phản biện trên tinh thần xây dựng, kèm theo những lý luận, dẫn chứng hợp lý để làm rõ quan điểm của mình, thì sẽ chẳng có ai nghĩ rằng bạn đang tranh cãi, đang khơi mào mâu thuẫn đâu. Trái lại, chính những luận điểm phản biện của bạn sẽ giúp cho buổi thảo luận nhóm trở nên sôi nổi hơn, có được góc nhìn đa chiều hơn, để các thành viên trong nhóm cùng nhau đóng góp ý kiến, xây dựng nội dung và thống nhất được quan điểm tốt nhất, tối ưu nhất, giúp cho quá trình làm việc nhóm thành công tốt đẹp.
>> Teamwork có khó không? Cách rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm tốt
Cách phản biện khéo léo, tránh gây xích mích, tranh cãi
Nếu trong quá trình thảo luận nhóm, bạn có những điều chưa đồng tình, thì bạn có quyền phản biện, nhưng cần phải phản biện sao cho khéo léo, tránh gây xích mích, tranh cãi. Để làm được điều đó, bạn cần phải giữ thái độ lịch sự, phản biện với mong muốn đóng góp ý kiến, nêu lên quan điểm kèm theo những luận điểm rõ ràng, cụ thể, thuyết phục, khách quan. Đồng thời, sau khi phản biện thì bạn cần phải bình tĩnh, sẵn sàng lắng nghe quan điểm, feedback của mọi người, rồi sau đó mới tiếp tục phản biện thêm hoặc là đồng tình khi thấy ý kiến của thành viên khác hợp lý hơn. Còn những ai luôn khăng khăng rằng ý kiến của mình là đúng, không thèm lắng nghe ý kiến người khác, luôn lớn tiếng tranh cãi một cách vô lý, thì đó chính là tranh cãi, gây nên xích mích nội bộ khi thảo luận nhóm.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của phản biện khi thảo luận nhóm, tránh việc nhầm lẫn giữa phản biện và tranh cãi. Đồng thời, gợi ý cho bạn cách phản biện khéo léo, tránh gây xích mích, tranh cãi nội bộ khi làm việc nhóm. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Làm nhóm trưởng khi teamwork có khó không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.