Home Hỏi đáp nhanh Thảo Luận Nhóm Mà Không Ra Kết Quả Thì Phải Làm Sao?

Thảo Luận Nhóm Mà Không Ra Kết Quả Thì Phải Làm Sao?

by Hoàng Khôi Phạm
Thảo Luận Nhóm Mà Không Ra Kết Quả Thì Phải Làm Sao?

Hỏi: Theo anh, với vai trò một trưởng nhóm và thành viên nhóm thì khi việc thảo luận nhóm kết thúc mà không có kết quả thì nên làm gì tiếp theo ạ?

Chào anh, hiện tại em đang là sinh viên năm 2 nhưng em đang gặp một số khó khăn khi làm việc nhóm. Theo anh, với vai trò một trưởng nhóm và thành viên nhóm thì khi việc thảo luận nhóm kết thúc mà không có kết quả thì nên làm gì tiếp theo ạ? Em đã từng đảm nhiệm 2 vị trí trên và thực sự đã gặp khó khăn khi làm việc nhóm.

Đáp: Dù ở vai trò nào, em cũng nên đề xuất kết thúc buổi thảo luận nhóm và sẽ tiếp tục vào hôm khác, nhưng mọi người cần có sự tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng về chủ đề cần thảo luận.

Chào em, thảo luận nhóm tưởng chừng như là điều đơn giản nhưng thực tế lại không như thế. Để có một buổi thảo luận nhóm thành công hoặc theo ý của em là ra kết quả, thì các thành viên cần có sự chuẩn bị, tìm hiểu về kiến thức liên quan đến chủ đề cần thảo luận. Tiếp theo, khi mọi người đều đã có sự chuẩn bị thì sẽ dễ dàng đưa ra ý kiến, góp ý và phản biện để cả nhóm cùng đánh giá và chọn ra được giải pháp tốt nhất. Nếu cuộc thảo luận nhóm kết thúc mà không có kết quả, dù là nhóm trưởng hay thành viên nhóm thì em cũng nên đề xuất kết thúc buổi thảo luận và sẽ thảo luận lại vào hôm khác.

Nếu ở vai trò nhóm trưởng, em cần nhắc nhở mọi người có sự chuẩn bị và tìm hiểu kỹ về chủ đề trước buổi thảo luận lần sau. Đây là điểm mấu chốt, vì nếu mọi người không có sự chuẩn bị thì làm sao mà ra được kết quả. Ngoài ra, em sẽ là người chủ trì buổi thảo luận, phân chia rạch ròi từng nhóm nội dung. Chẳng hạn như có 3 nhóm nội dung cần thảo luận thì mình sẽ đi từng cái một, tránh việc mọi người nói lan man, đang thảo luận nội dung này mà lại lạc sang nhóm nội dung khác. Đồng thời, em sẽ luôn hỏi mọi người là có ai có ý kiến khác hay đóng góp gì thêm không, có ai phản biện không. Từ đó, mình sẽ có nhiều ý kiến và sẽ cùng chọn ra cái tối ưu nhất.

>> Cách rèn luyện kỹ năng phản biện cho sinh viên

Còn nếu em ở vai trò thành viên, em cần tự giác chuẩn bị, tìm hiểu kỹ về chủ đề trước khi bắt đầu buổi thảo luận tiếp theo. Trong khi thảo luận, em có thể xung phong là người nêu ý kiến đầu tiên rồi lắng nghe những phản biện của các bạn khác. Hoặc nếu bạn khác xung phong nói trước thì em cần chăm chú lắng nghe cho hết, cho hiểu bạn đang nói gì, nếu mình không đồng ý thì cũng chờ người ta nói xong, chứ không nhảy vào miệng bạn. Và lưu ý rằng mình đang thảo luận nên hãy giữ tâm trạng thoải mái, không nên tranh cãi gay gắt, vì nếu tranh cãi không ai nhường ai thì cũng khó lòng ra được kết quả. Chúc em thành công!

>> Cách làm việc nhóm hiệu quả

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe https://bit.ly/TTVD-HoiDap


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích