Home Hành trang vào đờiĐịnh hướng nghề nghiệp Làm Sao Để Biết Mình Đang Chọn Đúng Ngành, Đúng Nghề?

Làm Sao Để Biết Mình Đang Chọn Đúng Ngành, Đúng Nghề?

by Hoàng Khôi Phạm
Làm Sao Để Biết Mình Đang Chọn Đúng Ngành, Đúng Nghề?

Sai một ly, đi một dặm. Chọn sai ngành -> chán nản khi học -> kết quả học tập không tốt -> thất nghiệp. Vì thế, rất nhiều sinh viên băn khoăn không biết liệu ngành mình đang theo học có phù hợp với mình không? Sau này đi làm thì công việc có phù hợp không? Liệu ra trường rồi phát hiện mình không hợp với ngành thì phải làm thế nào? Vậy nên, chọn đúng ngành, đúng nghề là điều vô cùng quan trọng.

>> Dành cho sinh viên lo lắng về chuyên ngành, không biết sau này sẽ làm gì?

Chọn đúng ngành, đúng nghề quan trọng thế nào?

Ngành các em đang học sẽ quyết định nghề các em làm sau này. Nghề đó sẽ theo các em đến suốt cuộc đời. Sau này, mỗi ngày đi làm các em có thấy vui không, có phát triển được bản thân không, có đạt được nhiều thành tựu không phụ thuộc rất lớn vào việc mình có chọn đúng ngành, đúng nghề hay không?

Nếu kêu các em ngồi suy nghĩ thật kỹ xem mình thích nghề gì, liệu ngành hiện tại có điểm nào không phù hợp với mình không thì sẽ rất khó và mất nhiều thời gian. Thay vào đó, hãy cùng điểm qua một số tiêu chí dưới đây để có thêm cơ sở kết luận xem mình có đang chọn đúng ngành, đúng nghề không nha!

1. Tự chọn chuyên ngành hay nghe theo bạn bè người thân?

Không ít trường hợp các em được gia đình định hướng phải theo ngành này, ngành kia vì đã có anh, chị, cô, chú, bác đang làm bên ngành đó thì sẽ tiện khi xin việc sau này. Cũng có nhiều bạn mơ hồ, không biết mình thích gì nên chọn chuyên ngành theo bạn bè hoặc theo danh sách các ngành nghề hot.

Nếu may mắn thì các em vẫn có thể thích nghi và phù hợp với ngành, nghề mà ngay từ đầu không phải do mình tự chọn. Tuy nhiên, không ít sinh viên cảm thấy không phù hợp ngay từ năm nhất, năm hai và bắt đầu hoang mang về tương lai.

2. Thích ngồi văn phòng hay thích thường xuyên di chuyển?

Nếu các em thích ngồi yên một chỗ trong văn phòng với máy lạnh mát rượi nhưng công việc sau này phải đội nắng đội mưa ngoài đường thì thật sự chẳng vui chút nào rồi. Sẽ rất khó lòng để các em theo đuổi công việc ấy.

Ngược lại, nếu các em cuồng chân, thích một công việc đi đây đi đó, tiếp xúc với nhiều nơi, nhiều người nhưng công việc sau khi ra trường yêu cầu phải ngồi làm trong văn phòng cả ngày thì cũng không ổn rồi.

>> Lo lắng về tương lai? Sinh viên hãy đọc những điều này!

3. Thích công việc ổn định hay nhiều thử thách? – Cơ sở quan trọng để chọn đúng ngành

Đây là cơ sở quan trọng để các em chọn đúng ngành. Để dễ đánh giá tiêu chí này hơn thì các em chỉ cần nghĩ đơn giản là mình thích một công việc với mức lương cố định hàng tháng hay mức lương kèm theo hoa hồng ( tức là lương cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào mình làm tốt hay không)?

Thông thường, các công việc như lập trình viên, kế toán, hành chính, tổng đài viên,… sẽ có mức lương cố định. Nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ có lương cứng + hoa hồng. Nhân viên marketing, nhân sự thì tuỳ công ty, có thể chỉ có lương cứng, nhưng có thể có cả hoa hồng nữa.

4. Công việc sau này có phải giao tiếp nhiều không?

Nếu các em ngại giao tiếp, không giỏi đàm phán hay thậm chí chẳng biết làm thế nào để bắt chuyện với người mới gặp lần đầu nhưng công việc sau này lại phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, đối tác thì rất khó để theo đuổi và gặt hái được nhiều thành tựu.

Hãy dành thời gian suy nghĩ thật kỹ. Nếu các em thật sự thích và muốn theo đuổi ngành ấy, công việc ấy mà không ngại phải thay đổi chính mình thì các em vẫn đang chọn đúng ngành, đúng nghề. Tất nhiên là sẽ phải cố gắng rất nhiều, phải dạn dĩ hơn trong giao tiếp, đàm phán và không được ngại ngùng khi nói trước đám đông. Yên tâm, nếu có quyết tâm thì chắc chắn các em sẽ làm được.

Còn nếu sau khi cân nhắc mà các em cảm thấy không ổn, thấy mình phù hợp với ngành khác hơn thì nên sớm chuyển hướng, có thể là học lại ngành mới hoặc vẫn học ngành cũ nhưng tích luỹ thêm các kiến thức, bằng cấp, kỹ năng của ngành kia để sau này thuận lợi khi tìm việc.

>> 3 bước gạt bỏ sự ngại ngùng để có kỹ năng giao tiếp tốt

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp,… thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích