Ai cũng biết rằng khi phỏng vấn việc làm thì ứng viên cần phải trung thực, không được gian dối, vì khi nhà tuyển dụng phát hiện ra thì sẽ bị loại ngay. Đa số ứng viên khi xin việc đều tuân thủ theo quy tắc ấy, có gì nói đó, không bịa đặt, phóng đại về năng lựa bản thân. Tuy nhiên, cũng có một số người cho rằng mình nói gì thì làm sao nhà tuyển dụng kiểm chứng đúng sai được? Vậy làm sao để HR phát hiện ứng viên gian dối, thiếu trung thực?
>> Ngủ quên trễ giờ đi phỏng vấn thì phải làm sao?
Quan sát ánh mắt, nét mặt, thái độ của ứng viên
HR là những người đã có rất nhiều kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên, họ thường có trực giác rất tốt trong việc phát hiện ứng viên gian dối, thiếu trung thực. Một trong những cách phổ biến chính là quan sát ánh mắt, nét mặt, thái độ và cách giao tiếp của ứng viên khi trả lời phỏng vấn.
Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như mắt láo liên, vừa nói vừa nhìn đi chỗ khác, ngập ngừng, nét mặt lo lắng, hoặc tự dưng đang bình thường, lại có thái độ kỳ lại, kiểu như đang che giấu, bao biện cho một điều gì đó sai sự thật. Tất nhiên, chuyện quan sát chỉ là bước đầu để xác định ứng viên có khả năng đang gian dối, thiếu trung thực, chứ không thể nào dựa trên các dấu hiệu này để kết luận thẳng thừng được. Khi thấy ứng viên có các dấu hiệu bất thường, nhà tuyển dụng sẽ thực hiện giải pháp tiếp theo, đó là hỏi xoáy, hỏi sâu để phát hiện xem liệu ứng viên có đang gian dối, thiếu trung thực hay không?
Hỏi sâu để phát hiện ứng viên thiếu trung thực
Hỏi xoáy, hỏi sâu tức là sau khi hỏi xong 1 câu, thì nhà tuyển dụng sẽ đặt ra thêm 2-3 câu hỏi liên quan để đào sâu nội dung câu trả lời của ứng viên, nhất là những câu hỏi phỏng vấn về kiến thức chuyên môn, chuyên ngành. Càng hỏi sâu thì càng xác định được rõ xem liệu ứng viên có thật sự nắm vững kiến thức chưa, có đáp ứng đủ nhu cầu công việc không, và có đúng như những gì họ đã nói lúc đầu không. Nếu thấy ứng viên bảo rằng mình đã nắm vững kiến thức ấy, có kinh nghiệm làm những việc ấy, nhưng khi hỏi xoáy, hỏi sâu vào hơn, thì vẫn cứ trả lời chung chung theo kiểu lý thuyết suông, hoặc cũng có đưa ra một số ví dụ, dẫn chứng, nhưng không thuyết phục, hoặc càng hỏi càng lòi ra lỗi sai, thì tức là ứng viên đã gian dối, thiếu trung thực khi trả lời phỏng vấn.
>> Thái độ, tác phong chuyên nghiệp có giúp bạn được trả lương cao?
Phát hiện mâu thuẫn khi ứng viên trả lời phỏng vấn
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ lắng nghe kỹ các câu trả lời, ghi chú lại vắn tắt những điều ứng viên đã trình bày, nếu phát hiện có sự mâu thuẫn trong các câu trả lời, cảm thấy ứng viên chưa thống nhất quan điểm, hoặc câu trước đá câu sau, trước sau bất nhất, thì khả năng cao rằng đang có vấn đề. Một là ứng viên đó đang chưa nắm vững kiến thức, chưa vững chuyên môn, nên nói năng lòng vòng, lung tung, nói đại, rồi cũng không nhớ mình đã nói gì, khiến cho các câu trả lời phỏng vấn bị mâu thuẫn với nhau, dù không cố tình gian dối, nhưng chuyện trả lời long vòng, che giấu rằng bản thân chưa vững chuyên môn cũng là điều thiếu trung thực. Hai là thật sự ứng viên ấy đang cố tình gian dối, nói quá, phóng đại về năng lực hoặc kinh nghiệm của mình, rồi vô tình để lộ sơ hở khi các câu trả lời phỏng vấn mâu thuẫn với nhau.
Liên hệ người tham khảo để kiểm tra chéo thông tin
Một giải pháp cũng khá đơn giản và được áp dụng phổ biến, chính là HR sẽ liên hệ người tham khảo để kiể tra chéo thông tin, xem những gì ứng viên đã viết trong CV và đã nói khi phỏng vấn có đảm bảo tính trung thực không? Người tham khảo là những người đã từng làm việc với bạn ở công ty cũ, đó có thể là đồng nghiệp, hoặc cấp trên, quản lý trực tiếp của bạn. Bạn có thể ghi sẵn thông tin người tham khảo ở cuối CV, hoặc khi được HR yêu cầu thì bạn sẽ cung cấp sau, thường thì cấp trên, sếp cũ sẽ là nguồn tham khảo đáng tin cậy hơn đồng nghiệp cũ. Nếu bạn có gì nói đó, không gian dối, không nói quá về bản thân, thì chẳng việc gì phải lo lắng, nhưng nếu bạn đã lỡ thiếu trung thực trong CV hoặc khi phỏng vấn, thì khả năng cao rằng những điều đó sẽ bại lộ ngay sau khi nhà tuyển dụng gọi điện cho người tham khảo.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng làm sao để HR phát hiện ứng viên gian dối, thiếu trung thực? Tất nhiên, khi đã biết những điều này thì bạn cần phải ý thức ngay từ đầu, đảm bảo mình luôn trung thực khi viết CV và cả khi đi phỏng vấn, vì nếu nhà tuyển dụng phát hiện ứng viên có hành vi gian dối, thì khả năng cao rằng sẽ loại ngay, họ sẽ không chấp nhận một người thiếu trung thực vào công ty làm việc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Mới ra trường khoe càng nhiều thành tích trong CV càng tốt?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.