Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều podcast, tham gia nhiều buổi hội thảo, talkshow và ấn tượng với khả năng giao tiếp tốt của các khách mời, diễn giả. Hay đơn giản hơn, xung quanh bạn cũng có nhiều người giao tiếp tốt, nói chuyện có chiều sâu, và bạn cũng muốn mình làm được như họ. Vậy làm sao để nói chuyện có chiều sâu, không bị sáo rỗng?
>> Làm sao để phản xạ nhanh khi giao tiếp, đàm phán?
Làm sao để không nói điều sáo rỗng?
Bước đầu tiên để bạn nói chuyện có chiều sâu hơn, chính là hãy tránh nói những điều sáo rỗng, lý thuyết suông. Hãy đảm bảo rằng trước khi nói ra bất kỳ điều gì, thì bạn cần hiểu rõ về chủ đề đó, hãy phân tích kỹ nhiều trường hợp để lựa chọn ra các luận điểm và cách nói ổn, chứ đừng buột miệng nói đại cái này cái kia, vì khi nói đại thì khả năng nói ra những điều sáo rỗng sẽ cao hơn. Song song đó, bạn cũng cần hiểu rằng để tránh nói điều sáo rỗng, thì bạn cần phải có chiều sâu trong tư duy, kiến thức, và điều đó sẽ được trau dồi qua những trải nghiệm sống, qua cách bạn đối mặt với nhiều vấn đề, quan sát những gì đang diễn ra quanh mình, học hỏi thêm từ những điều mà người khác đang làm, đang chia sẻ.
Chẳng hạn như khi bạn có nhiều trải nghiệm trong công việc, thì đương nhiên tư duy và chiều sâu của bạn cũng sẽ ổn hơn so với những ai mới chân ướt chân ráo ra trường đi làm. Hoặc khi bạn thường xuyên tham gia các buổi hội thảo, nghe podcast, lên mạng xem các video chia sẻ những thông tin, kiến thức hữu ích, thì tự khắc bạn cũng sẽ mở rộng tư duy và thế giới quan nhiều hơn, vừa giúp bạn hạn chế nói những điều sáo rỗng, vừa giúp bạn dần hoàn thiện kỹ năng giao tiếp để nói chuyện có chiều sâu hơn.
>> Nói chuyện lan man, dài dòng, làm sao để khắc phục?
Làm sao để bạn nói chuyện có chiều sâu hơn?
Để nói chuyện có chiều sâu hơn, bạn cần có nhiều trải nghiệm giống như chúng ta đã phân tích ở phần trước, từ đó, bạn sẽ có góc nhìn đa chiều và cụ thể hơn về các chủ đề trong học tập, trong công việc và cuộc sống, khi có nhiều trải nghiệm và có thế giới quan đa dạng, thì những câu chuyện mà bạn kể, bạn nói ra sẽ sâu sắc hơn, khiến người nghe đồng cảm và gật gù hơn. Nhưng làm sao để có nhiều trải nghiệm như thế? Bên cạnh việc tự bản thân quan sát, trải nghiệm, học hỏi từ những gì diễn ra xung quanh mình, thì còn một cách nữa giúp bạn mở mang tầm mắt và kiến thức nhanh hơn, đó chính là lắng nghe chia sẻ của những người thân quen, bạn bè, người thân, đồng nghiệp và các mối quan hệ xã hội.
Để làm được điều đó thì đương nhiên bạn cần phải biết xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, bất kỳ ai cũng đều có thế giới quan của họ, cũng có nhiều điều hay ho để chia sẻ với bạn, và bạn hoàn toàn có thể học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ những mẩu chuyện đơn giản nhưng kèm theo nhiều bài học sâu sắc từ các mối quan hệ xung quanh. Vì thế, điều quan trọng mà bạn cần lưu ý để nói chuyện có chiều sâu hơn chính là hãy duy trì các mối quan hệ, thường xuyên nói chuyện với họ, vừa giúp mình mở mang tầm mắt, học hỏi nhiều điều, cũng vừa là cơ hội để bạn trau dồi, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bản thân. Càng thực hành nhiều thì bạn sẽ càng thành thạo, sự tin hơn trong cách giao tiếp, cách nói chuyện, chia sẻ quan điểm, và giúp bạn trở thành một người nói chuyện có chiều sâu hơn, thu hút người nghe hơn. Hãy nhớ rằng chúng ta sẽ không thể đạt được mục tiêu nếu bản thân chưa hành động, chưa thực hành, vì thế, nếu muốn nói chuyện có chiều sâu hơn thì bạn hãy trò chuyện nhiều hơn với những người xung quanh.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng làm sao để nói chuyện có chiều sâu hơn, không bị sáo rỗng? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Đồng nghiệp nói chuyện vô lý thì phải làm sao?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.