Phỏng vấn xin việc là cơ hội để bạn chứng minh kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và thái độ của mình với nhà tuyển dụng. Nếu bạn thể hiện không tốt khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp năng lực của bạn, thấp hơn những gì bạn thật sự đang có, và khiến bạn bị đánh trượt một cách rất đáng tiếc. Để tránh rơi vào trường hợp ấy, bạn cần chuẩn bị kỹ và nắm được cách làm sao để thể hiện tốt khi phỏng vấn xin việc với các bí quyết sau, đặc biệt là lưu ý ở phần cuối.
>> Sinh viên mới ra trường sợ những gì khi phỏng vấn?
Thể hiện tốt về trang phục, tác phong khi phỏng vấn
Trang phục, tác phong chính là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng về bạn, khi đôi bên còn chưa trao đổi, nói chuyện gì với nhau, thì phần nhìn sẽ là điều đầu tiên được đánh giá, vậy làm sao để có thể hiện tốt về ngoại hình khi phỏng vấn? Bạn không cần phải quá đẹp trai, xinh gái về ngoại hình, nhất là với các công việc văn phòng không yêu cầu cao về nhan sắc, tuy nhiên, bạn cần thể hiện sự chỉn chu trong cách ăn mặt, trang phục, đầu tóc, giày dép.
Hãy tránh xa những lỗi trang phục thể hiện sự thiếu chỉn chu như áo ba lỗ, quần ngắn, đeo dép, đầu tóc không gọn gàng, hoặc các bộ trang phục quá cầu kỳ, không phù hợp với môi trường làm việc. Còn về tác phong, bạn cần có phong thái lịch sự, đứng thẳng, ngồi thẳng, tránh rung đùi, gõ tay lên bàn, nhìn ngang liếc dọc, nói chuyện điện thoại lớn tiếng trong lúc chờ tới lượt phỏng vấn.
Tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí phỏng vấn
Trước khi tới buổi phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí ứng tuyển để đảm bảo rằng mình hiểu rõ về nơi mình sắp đến, về môi trường mà mình sắp làm việc trong tương lai, thì mới tăng khả năng có sự thể hiện tốt & phù hợp nhất.
Hãy lên website công ty, trong mục “về chúng tôi”, hoặc lướt trang fanpage tuyển dụng của công ty để tham khảo về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty. Đồng thời, hãy đọc kỹ mô tả công việc, hiểu rõ và ghi nhớ các tiêu chí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, để khi được hỏi tới trong buổi phỏng vấn thì bạn sẽ trả lời được một cách lưu loát và có sự thể hiện tốt, thuyết phục họ rằng mình có nhiều điểm mạnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, tránh việc bị đơ, bị khớp, không biết nói gì hoặc nói rằng mình chưa tìm hiểu gì hết.
Tự tin & nêu bật kỹ năng giao tiếp khi phỏng vấn
Trước khi đến với buổi phỏng vấn, bạn cũng nên dành thời gian trau dồi kỹ năng giao tiếp, để có thể nói chuyện một cách tự tin, lưu loát, thì sẽ có thể hiện tốt hơn khi phỏng vấn xin việc. Bên cạnh việc lựa chọn ngôn từ, linh hoạt trong câu chữ, và tự tin chia sẻ thông tin khi giao tiếp với nhà tuyển dụng, thì bạn cũng cần lưu ý thêm về ngôn ngữ cơ thể như bắt tay, ánh mắt, nét mặt, nụ cười, cử chỉ tay, cái gật đầu khi tiếp nhận & hiểu thông tin.
Tập dượt để có thể hiện tốt khi phỏng vấn xin việc
Đương nhiên, để có thể hiện tốt khi phỏng vấn xin việc thì bạn phải tập dượt thật kỹ các câu hỏi thường gặp, khi chuẩn bị càng kỹ thì bạn sẽ càng tự tin hơn, trả lời lưu loát và nêu bật các điểm mạnh của bản thân hơn, giúp tăng khả năng trúng tuyển. Một số câu hỏi thường gặp chẳng hạn như:
- Bạn biết những gì về công ty chúng tôi?
- Điểm yếu của bạn là gì?
- Điều gì tạo nên sự khác biệt của bạn so với các ứng viên khác?
- Vì sao bạn ứng tuyển vị trí công việc này?
- Bạn có phải người chủ động làm việc không?
- Bạn có làm việc nhóm tốt không?
- Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
- Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
- Bạn mong muốn môi trường làm việc như thế nào?
- Khi nào bạn có thể bắt đầu làm việc?
Áp dụng phương pháp STAR khi trả lời phỏng vấn
Có một bí quyết quan trọng giúp bạn trả lời phỏng vấn thuyết phục & có thể hiện tốt, đó chính là áp dụng phương pháp STAR một cách đơn giản như sau (nhất là khi chia sẻ về kinh nghiệm làm việc trong quá khứ):
- S (Situation): Mô tả tình huống bạn gặp phải, sự việc đã trải qua;
- T (Task): Các nhiệm vụ bạn cần thực hiện trong tình huống đó.;
- A (Action): Những hành động cụ thể bạn đã làm để thực hiện nhiệm vụ/giải quyết vấn đề;
- R (Result): Kết quả bạn đạt được sau tình huống đó, liên quan trực tiếp tới các hành động bạn đã làm, đã đóng góp.
Chuẩn bị câu hỏi vào cuối buổi phỏng vấn
Đừng để những nỗ lực trong suốt buổi phỏng vấn bị phá hỏng vì sự thể hiện không tốt ở cuối buổi phỏng vấn, khi được nhà tuyển dụng nói rằng bạn có câu hỏi nào cho công ty không, mà bạn nói “không”. Hãy hỏi lại vào cuối buổi phỏng vấn để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự quan tâm tới công việc & muốn tìm hiểu rõ hơn về công việc, về những đồng đội sẽ cùng làm việc trong tương lai, chẳng hạn như:
-
- Công ty sẽ training cho nhân viên mới các nội dung nào?
- Các KPI mà em cần đảm nhiệm ở vị trí này là gì, đo lường thế nào?
- Team mà em làm việc có bao nhiêu người, do ai dẫn dắt?
Bên cạnh đó, để tăng thêm sự chuyên nghiệp, bạn có thể gửi một email cảm ơn nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn, hoặc đơn giản là reply email/tin nhắn mời phỏng vấn để nói lời cảm ơn, mong sớm nhận được kết quả và hy vọng sẽ có cơ hội được làm việc ở công ty. Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn làm sao để thể hiện tốt khi phỏng vấn xin việc? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Mẫu giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn bằng Tiếng Anh
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.