Home Hành trang vào đời Làm Thế Nào Để Gắn Kết Thành Viên Khi Làm Việc Nhóm?

Làm Thế Nào Để Gắn Kết Thành Viên Khi Làm Việc Nhóm?

by Hoàng Khôi Phạm
Làm Thế Nào Để Gắn Kết Thành Viên Khi Làm Việc Nhóm?

Với vai trò lãnh đạo nhóm, chắc chắn bạn sẽ mong muốn nhóm của mình sẽ cực kỳ gắn kết với nhau, phối hợp nhịp nhàng với nhau để mang lại kết quả làm việc nhóm tốt. Trên thực tế, không phải nhóm nào cũng đoàn kết, vẫn có những nhóm làm việc chung nhưng thiếu sự gắn kết, làm việc rời rạc, thậm chí các thành viên còn có những xích mích, mâu thuẫn với nhau. Chính vì thế, “Làm thế nào để gắn kết thành viên khi làm việc nhóm?” là thách thức lớn của những ai đang giữ vai trò lãnh đạo, nhóm trưởng. Nếu bạn đang đau đầu vì vấn đề ấy, thì có thể tham khảo một số phương án sau đây:

>> Làm việc nhóm thế nào khi mọi người luôn than bận?

1. Gắn kết thành viên từ những điểm tương đồng

Cách đơn giản và nhanh chóng nhất để gắn kết thành viên khi làm việc nhóm chính là bắt đầu từ những điểm tương đồng. Đây là giải pháp hữu hiệu để gắn kết thành viên khi nhóm mới thành lập, khi mà các thành viên vẫn còn khá xa lạ với nhau, chưa hiểu rõ về nhau. Với vai trò leader của nhóm, bạn cần khéo léo tìm ra những điểm tương đồng giữa các thành viên, đó có thể là về quan điểm, tính cách, tác phong làm việc, thú vui giải trí, sở thích,… Bất kỳ điều gì cũng được, chỉ cần tương đồng là được. Khi có càng nhiều điểm tương đồng thì các thành viên trong nhóm sẽ càng có nhiều câu chuyện để nói với nhau, rồi tự dưng thân thiết, gắn kết với nhau từ lúc nào không hay.

2. Thường xuyên thảo luận khi làm việc nhóm

Tất cả mọi điều liên quan đến công việc chung của cả nhóm thì đều cần được đưa ra thảo luận. Đồng thời, khi thảo luận nhóm, hãy chắc chắn rằng toàn bộ thành viên trong nhóm đều hiểu rõ nội dung đó và đều có cơ hội được nói lên quan điểm của mình. Nếu có những gì chưa đồng ý, các thành viên sẽ thoải mái phản biện, để cùng tìm ra tiếng nói chung. Sau nhiều lần thảo luận nhóm, thì tự dưng mọi thành viên sẽ hiểu ý nhau hơn, làm việc ăn ý với nhau hơn. Đây chính là một trong những cách gắn kết thành viên khi làm việc nhóm đấy.

3. Quan tâm và lắng nghe quan điểm của team

Nhóm trưởng đừng bao giờ tự quyết định bất kỳ điều gì. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình là leader thì mình muốn làm gì thì làm, mình quyết định gì thì thành viên trong nhóm phải làm theo. Điều đó chỉ khiến nội bộ bất hoà và thành viên trong nhóm sẽ tụ lại để nói xấu leader thôi. Và tất nhiên nếu làm việc nhóm mà thành viên không ưa leader, và leader không quan tâm, không lắng nghe quan điểm của team thì đó là dấu hiệu của sự thất bại khi làm việc nhóm, sớm muộn gì cả nhóm cũng sẽ giải tán. Chính vì thế, để gắn kết thành viên khi làm việc nhóm, thì người lãnh đạo phải luôn dành sự quan tâm và chịu lắng nghe quan điểm của thành viên.

>> 5 câu hỏi về kỹ năng làm việc nhóm phổ biến nhất khi phỏng vấn

4. Tổ chức teambuilding để gắn kết thành viên

Tổ chức teambuilding để cả nhóm cùng ăn uống, vui chơi… cũng chính là một giải pháp cực kỳ hiệu quả để gắn kết thành viên khi làm việc nhóm. Làm hết mình, chơi hết sức, cả nhóm cùng teambuilding với nhau thì sẽ càng gắn kết hơn. Chính vì thế, ở vai trò lãnh đạo nhóm, bạn đừng quên tổ chức teambuilding định kỳ nhé, có thể là mỗi tháng, hoặc nếu thân hơn thì mỗi tuần cả team cùng đi ăn chung cũng được. Tất nhiên, trong các buổi teambuilding thì cần cố gắng đảm bảo toàn bộ thành viên trong nhóm đều tham gia nhé.

5. Xử lý mâu thuẫn trong nhóm một cách triệt để

Điều cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng để gắn kết thành viên khi làm việc nhóm, đó chính là phải xử lý triệt để mọi mâu thuẫn trong nhóm, đừng bao giờ để tồn đọng những mâu thuẫn chưa được xử lý. Để làm được điều này, đầu tiên, người nhóm trưởng cần phải nắm được toàn bộ bất đồng quan điểm hoặc mâu thuẫn đang còn tồn đọng trong nhóm, kể cả những mâu thuẫn nhỏ nhất. Sau đó, leader cần trao đổi và làm rõ với những thành viên liên quan, để mọi người cùng nói lên quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của đối phương và tìm ra tiếng nói chung.

Có thể sẽ có những mâu thuẫn khó lòng giải quyết ngay lập tức, nhưng ít ra khi mình có động thái xử lý thì vẫn tốt hơn là bỏ qua. Ngoài ra, nếu bạn có kỹ năng xử lý mâu thuẫn tốt, thì những mâu thuẫn này sẽ được xử lý trơn tru và triệt để. Đặc biệt, sau khi mâu thuẫn được hoá giải, các thành viên trong nhóm sẽ càng hiểu nhau hơn và gắn kết với nhau hơn.

Trên đây là những giải pháp mà người lãnh đạo có thể tham khảo để gắn kết thành viên khi làm việc nhóm. Tất nhiên mỗi người sẽ có phong cách lãnh đạo khác nhau, có cách gắn kết thành viên khác nhau, chứ không nhất thiết phải làm theo y như những điều trên. Nhưng ít ra đây cũng sẽ là những gợi ý hữu hiệu nếu như bạn còn đang loay hoay, chưa biết phải làm sao để gắn kết thành viên khi làm việc nhóm. Khi thành viên trong nhóm của bạn gắn kết với nhau, chắc chắn họ sẽ phối hợp cực kỳ ăn ý và mang lại kết quả làm việc nhóm tốt.

>> 3 cách xử lý mâu thuẫn cực tốt mà bạn nên học hỏi

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích