Khi đi làm, bạn sẽ phải thường xuyên phối hợp, teamwork với đồng nghiệp xung quanh, hoặc tối thiểu cũng phải giao tiếp với họ trong một số công việc có liên quan. Mọi chuyện sẽ bình thường, thuận lợi, không có vấn đề gì nếu như đối phương cũng phối hợp ăn ý và linh hoạt hỗ trợ trong các tình huống phát sinh. Tuy nhiên, nếu lỡ đi làm gặp phải đồng nghiệp làm việc cứng nhắc, hoặc chính bạn đang là người làm việc cứng nhắc, thì điều đó thật sự tồi tệ, dưới đây là 3 tai hạn bạn có thể phải đối mặt khi duy trì cách làm việc ấy:
>> Sai sót trong công việc thì chịu trách nhiệm bằng cách nào?
1. Đồng nghiệp bất bình khi bạn làm việc cứng nhắc
Trong công ty, ngày nào bạn cũng gặp mặt đồng nghiệp, dù muốn hay không thì cũng có nhiều đầu việc dính líu tới nhau, phải cùng nhau phối hợp để mang lại kết quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, khi bạn duy trì cách làm việc cứng nhắc, không chịu linh hoạt xử lý sao cho hợp tình hợp lý, mà cứ theo nguyên tắc, theo quan điểm cố định của mình để xử lý, thì sớm muộn gì đồng nghiệp xung quanh cũng cảm thấy bất bình và không muốn teamwork với bạn nữa.
Sau này, nếu lỡ công việc bạn đảm nhiệm phát sinh vấn đề gì cần nhờ đồng nghiệp hỗ trợ, hoặc linh hoạt xử lý giúp, thì có khả năng họ sẽ cứng nhắc lại với bạn, mặc kệ không hỗ trợ gì hết, để bạn tự đi mà giải quyết. Như thế thì cuối cùng người thiệt thòi vẫn là bản thân bạn, và mâu thuẫn này càng kéo dài, càng không được giải quyết thì nó sẽ ngày càng trầm trọng hơn, kéo theo kết quả làm việc cũng ngày càng sa sút, thậm chí đi làm mà đồng nghiệp suốt ngày cứ không ưa nhau, nhìn mặt nhau là thấy chán, thấy ghét, thì cũng ảnh hưởng không tốt tới tinh thần và tâm trạng làm việc. Chính vì thế, bạn cần hiểu rằng làm đúng luật, đúng quy định là điều tốt, nhưng đôi lúc mình cũng cần linh hoạt cho nhau trong các tình huống phát sinh, miễn sao không trái với lương tâm, không trục lợi cá nhân hay làm gì ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình kinh doanh của công ty là được.
2. Công việc bị đình trệ, kết quả kém khi làm việc cứng nhắc
Khi bạn làm việc cứng nhắc, khiến đồng nghiệp cảm thấy bất bình, bức xúc, chia rẽ nội bội, không muốn phối hợp với nhau trong công việc nữa, thì điều đó cũng kéo theo hậu quả rằng công việc bị đình trệ, kết quả kém. Lúc đó cho dù bạn có báo cáo lên cấp trên, tố giác đồng nghiệp không hợp tác, hay làm gì đi nữa thì mọi chuyện cũng đã rồi, kết quả công việc đã tệ, đã gây ra thiệt hại cho công ty rồi. Mà cũng chưa chắc bạn hoàn toàn đúng, đồng nghiệp có thể chứng minh ngược lại rằng vì cách làm việc kiểu cứng nhắc của bạn, không linh hoạt hỗ trợ, không xử lý công việc kịp thời, khiến nó bị tắc, bị đình trệ, tới deadline cần hoàn thành mà vẫn chưa xong, vẫn còn dang dở, thì lúc đó người lãnh hậu quả, bị cấp trên trách mắng, quy trách nhiệm lại là chính bạn.
>> Hơn thua khi đi làm có giúp bạn tiến bộ hơn không?
3. Khách hàng, đối tác cảm thấy phiền, phản cảm
Bên cạnh 2 tai hại nêu trên, nếu bạn đang làm công việc phải thường xuyên giao tiếp, đàm phán, giữ mối quan hệ với khách hàng, đối tác, mà bạn lại là người làm việc cứng nhắc, không chịu linh hoạt lắng nghe, đồng cảm và hỗ trợ khách hàng, đối tác, thì khả năng cao rằng họ sẽ cảm thấy phiền, phản cảm, đánh giá rằng công ty bạn làm việc theo kiểu cứng nhắc, trong khi thực tế cấp trên có thể chẳng biết gì, mà chỉ đơn phương do bạn cứng nhắc với những khách hàng, đối tác kia. Nếu sự việc tới tai cấp trên, hoặc các khách hàng, đối tác quyết định không hợp tác nữa, thậm chí đòi hoàn tiền, gây thiệt hại cho công ty, thì liệu bạn có đủ khả năng chịu trách nhiệm không? Hãy lưu ý rằng khách hàng và đối tác luôn cần sự linh hoạt, nhất là khi họ cần xử lý những vấn đề phát sinh mà đôi bên chưa đàm phán, chưa thoả thuận cụ thể từ trước, đừng luôn cho rằng mình đúng rồi bắt họ phải nghe theo, làm theo, đồng ý theo, vì như thế thì sớm muộn gì cũng đường ai nấy đi, vừa thiệt hại về tiền, vừa ảnh hưởng xấu tới uy tín của công ty.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ 3 tai hại thường gặp mà chúng ta có thể phải đối mặt khi làm việc kiểu cứng nhắc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Đùn đẩy công việc, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.