“Nói dễ hơn làm”, “nói thì dễ, làm mới khó”, đó là những câu thường dùng để diễn tả những trường hợp, những người thường hay nói, hay hứa hẹn, tuyên bố này kia, nhưng cuối cùng lại chẳng làm hoặc không làm được. Nếu bạn thấy mình có lẽ đang rơi vào trường hợp nói thì hay lắm nhưng không làm được, thì hãy cùng Tự Tin Vào Đời điểm qua những nguyên nhân & cách khắc phục để tránh gặp phải nhiều tai hại sau này!
>> Hướng dẫn lập plan làm việc cho sinh viên mới ra trường
Dấu hiệu của người nói nhưng không làm được
Đầu tiên, nếu còn chưa chắc rằng liệu mình có phải người “nói được mà không làm được” hay không, thì bạn hãy thử check xem mình đang có bao nhiêu trong số các dấu hiệu sau:
- Hoạt bát, lanh lợi khi giao tiếp, người khác nói gì, hỏi gì cũng phản hồi lại được ngay, nhưng sau đó cũng quên béng, không nhớ rõ rằng mình đã nói gì, trao đổi gì với người ta;
- Họ hứa, gặp chuyện gì cũng hứa khi bản thân chưa cân nhắc xem liệu mình có thực hiện được lời hứa không, và cảm thấy chuyện thất hứa là bình thường, không có gì phải áy náy, bận tâm;
- Khi trao đổi công việc, gặp phải những vấn đề khó khăn mà bạn không biết làm, không biết giải quyết, nhưng vẫn giả vờ như mình biết, cứ ok ok, nhưng cuối cùng không làm được;
- Nhiều khi người khác nhắc mới nhớ ra mình đã từng hứa, từng nói những điều đó, chứ bản thân không biết do não cá vàng, hay do quen với việc nói suông, nên không nhớ, không làm như những điều mình đã nói;
- Quá bận rộn, nhiều việc, nhiều task, nhưng không biết quản lý, sắp xếp cho hợp lý, dẫn tới việc quên này quên kia, vẫn có những điều nói được làm được, nhưng cũng có nhiều điều quên luôn, không nhớ, nên không làm, dù không cố ý nhưng đây cũng là một dấu hiệu khá phổ biến.
Nguyên nhân khiến bạn nói hay nhưng làm không được
Sau khi điểm qua các dấu hiệu trên, nếu bạn đang có từ 3 trở lên, hoặc thấy người khác có từ 3 dấu hiệu trở lên, thì khả năng cao rằng bạn và những người đó đang rơi vào tình trạng nói thì hay lắm nhưng không làm được. Dù vô tình hay cố ý thì chính điều này cũng tiềm ẩn nhiều bất lợi & tai hại khôn lường trong tương lai nếu bạn không sớm khắc phục. Để khắc phục được, thì chúng ta hãy điểm qua những nguyên nhân khiến bạn nói thì hay lắm nhưng không làm được:
- Không xem trọng lời hứa, cảm thấy chuyện thất hứa, nói xong không làm là điều bình thường;
- Biết thất hứa là không nên, biết mình thật sự không làm được, nhưng bất chấp, hứa hẹn lung tung để đạt được mục đích, có lợi cho bản thân, chẳng hạn như nhân viên kinh doanh hứa hẹn, nói này kia với khách hay lắm, để chốt đơn, xong cuối cùng thu tiền xong không làm như lời đã nói;
- Cho rằng đối phương không nhớ gì đâu, nên thôi cứ nói đại, hứa đại, sau này có làm hay không thì tính sau;
- Không biết cách từ chối, cân đối tính khả thi, mà cứ thấy người ta nhờ vả gì, yêu cầu gì, giao cho việc gì thì cũng đồng ý, không chịu nói lại để điều chỉnh lại cho phù hợp, xong cuối cùng đó toàn là các việc quá sức mà mình không làm được;
- Không biết cách quản lý, sắp xếp công việc nên bị quá tải, vô tình có những việc mình quên luôn, thành ra bị mang tiếng là nói thì hay lắm nhưng không làm được.
Cách khắc phục để trở thành người nói được làm được
Để khắc phục tình trạng nói thì hay lắm nhưng không làm được, và dần đưa bản thân trở thành người nói được làm được, thì đầu tiên, bạn phải tập cách cân đối tính khả thi trước khi nói/hứa điều gì, nếu thấy việc nào quá sức, không đủ khả năng để thực hiện, thì hãy trao đổi lại với đối phương để điều chỉnh cho vừa sức, khả thi hơn, đây là điều bình thường, không có gì phải ngại. Tiếp theo, hãy ghi nhớ những gì mình đã nói, đã hứa hẹn, nếu cảm thấy trí nhớ mình chưa tốt, não cá vàng, sợ mình bị quên thì bạn hãy thử ghi chép lại như kiểu checklist, việc gì đã làm xong thì check vào, việc nào còn dang dở, chưa thực hiện thì vẫn nằm ở đó, không thể quên hay sót được.
Song song đó, bạn cũng cần có trách nhiệm với những gì mình đã nói, đã hứa, phải giữ chữ tín, đừng xem chuyện thất hứa là bình thường, vì bạn thất hứa càng nhiều thì uy tín của bạn càng giảm đi trong mắt mọi người xung quanh, họ ngầm đánh giá, và tới một lúc nào đó thì chính điều đó sẽ kéo theo các tác hại tiêu cực tới công việc của bạn, cấp trên sẽ khó lòng tin tưởng để cho bạn thăng tiến, và các mối quan hệ xung quanh sẽ dần xa lánh, không muốn tiếp xúc với một người nói thì hay lắm nhưng không làm được. Hãy nghĩ tới các hệ luỵ đó để giúp mình có trách nhiệm hơn với những lời nói của bản thân. Ngoài ra, liên quan tới trường hợp bạn trao đổi công việc với khách hàng để chốt đơn, chốt hợp đồng, thì cũng phải đảm bảo sự trung thực, có mới nói, làm được mới nói, chứ đừng lao vào con đường “tà đạo”, hứa hẹn lung tung để chốt đơn xong cuối cùng lại lật lọng, không giữ lời hứa.
Bài viết này đã giúp bạn nắm được các nguyên nhân & cách khắc phục cho chuyện nói thì hay lắm nhưng không làm được. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.