Cứ mỗi khi mùa thi đến, thì đa số sinh viên sẽ cực kỳ áp lực, lo lắng, hoang mang vì phải đối mặt với một khối lượng kiến thức khổng lồ từ rất nhiều môn học khác nhau. Ngày thi cận kề, thời gian không còn nhiều, nhưng lượng bài cần ôn lại quá nhiều, khi đó, nhiều bạn sinh viên cho rằng nếu ôn thi bằng sơ đồ tư duy mind map thì sẽ dễ nắm kiến thức hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Vậy liệu ôn thi bằng sơ đồ tư duy mind map có thật sự hiệu quả không?
>> Làm thế nào để bước qua mùa thi một cách suôn sẻ?
Sơ đồ tư duy mind map là gì?
Sơ đồ tư duy mind map là một cách hệ thống lại những kiến thức liên quan đến chủ đề mà bạn cần ghi nhớ. Các kiến thức trong sơ đồ tư duy sẽ ngắn gọn, súc tích và thể hiện rõ sự liên kết chặt chẽ với nhau, giúp chúng ta dễ dàng hiểu và nắm được bản chất các kiến thức ấy. Trong học tập, nếu phải đối mặt với khối lượng kiến thức khổng lồ từ nhiều môn học khác nhau, thì sinh viên có thể ứng dụng sơ đồ tư duy mind map như một phương pháp giúp mình hệ thống hoá kiến thức.
Ôn thi bằng sơ đồ tư duy mind map có hiệu quả không?
Chính vì đây là một phương pháp có thể ứng dụng trong học tập, nên nhiều sinh viên đã áp dụng nó trong quá trình học và ôn thi. Tuy nhiên, vẫn có một số sinh viên hoài nghi về tính hiệu quả của phương pháp này, hoặc là đã từng nghe qua nhưng chưa ứng dụng ôn thi bằng sơ đồ tư duy mind map, vì chưa hiểu rõ rằng sơ đồ tư duy sẽ giúp mình nâng cao kết quả học tập như thế nào. Chúng ta hãy cùng làm rõ băn khoăn này nhé!
Về bản chất, việc học là mình phải hiểu rõ kiến thức, nắm được sự liên kết giữa các kiến thức với nhau, đồng thời, cần phải ghi nhớ những điều mình đã học. Chắc chắn sơ đồ tư duy mind map sẽ giúp bạn làm được tất cả những điều ấy, nó thật sự kỳ diệu hơn bạn nghĩ đấy. Trên thực tế, những sinh viên ứng dụng sơ đồ tư duy mind map trong việc học, ôn thi bằng sơ đồ tư duy, đều đạt được kết quả học tập tốt hơn so với lúc trước. Nhưng vì sao có một số sinh viên cũng áp dụng mind map, nhưng lại chưa thấy kết quả học tập thay đổi nhiều? Đó là vì các em chưa nắm được cách sử dụng phương pháp ấy sao cho hiệu quả trong học tập. Hãy cùng tham khảo trong phần tiếp theo nhé!
>> 3 tác hại to lớn khi sinh viên không lắng nghe giảng trên lớp
Cách sử dụng sơ đồ tư duy hiệu quả trong học tập
Để sử sinh sơ đồ tư duy hiệu quả trong học tập, thì sinh viên cần phải tập trung nghe giảng, nắm vững kiến thức trên lớp, vì mình phải hiểu bài, phải vững kiến thức, thì mới có thể vẽ mind map một cách ngắn gọn, súc tích, mới nắm được sự liên kết giữa các kiến thức với nhau. Rồi sau từng buổi học, các em cần bắt tay vào vẽ sơ đồ tư duy mind map ngay, mỗi buổi vẽ thêm một tí, để kiến thức được dần hoàn thiện theo quá trình, tránh việc để gần sát ngày thi mới lật đật vẽ mind map, vì như thế sẽ khó lòng mang lại hiệu quả tối ưu. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu muốn ôn thi bằng sơ đồ tư duy hiệu quả, thì sinh viên cần phải vẽ mind map trong quá trình học, để mình vừa học, vừa hiểu, vừa hệ thống hoá kiến thức, chứ để dồn tới gần ngày thi mới vẽ thì các em sẽ dễ bị tẩu hoả nhập ma, lẫn lộn kiến thức và chưa tối ưu hiệu quả của phương pháp học này.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các em hiểu được sơ đồ tư duy mind map là gì, và biết được cách sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả trong học tập. Chúc các em học tốt và ứng dụng thành thạo việc ôn thi bằng sơ đồ tư duy nhé!
>> Ôn thi học kỳ như thế nào để được điểm tốt?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.