Có bao giờ bạn thắc mắc rằng đi phỏng vấn để làm gì chưa, sao công ty không có các hình thức đánh giá khác, chứ bây giờ vô chém gió, nói hưu nói vượn cho oai cũng được, nhà tuyển dụng đâu có check được thực hư thế nào? Tuy nhiên, đó là vì bạn chưa tìm hiểu rõ, chưa nắm được tầm quan trọng & cần thiết của buổi phỏng vấn. Vậy phỏng vấn để làm gì, đánh giá những điều gì? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
Phỏng vấn để làm gì?
Khi chỉ mới xem qua CV, đơn xin việc, cover letter của ứng viên, thì nhà tuyển dụng chỉ mới nắm được các thông tin được soạn sẵn, để kiểm tra và sàng lọc ở mức cơ bản, chưa thể đánh giá chính xác năng lực mỗi người, và cũng khó lòng so sánh giữa các ứng viên xem ai giỏi hơn ai, ai sẽ đủ khả năng được nhận vào làm việc. Chính vì thế, trong quy trình tuyển dụng của đa số công ty sẽ đều có vòng phỏng vấn, những ai đủ tiêu chuẩn vượt qua vòng CV thì sẽ được HR mời đến buổi phỏng vấn, mà phỏng vấn để làm gì?
Phỏng vấn là 1 buổi gặp mặt trực tiếp giữa nhà tuyển dụng với ứng viên, phía nhà tuyển dụng thường sẽ bao gồm sếp/quản lý trực tiếp của vị trí đang tuyển, kèm theo 1 chuyên viên HR bên phòng nhân sự, để cùng nhau đặt câu hỏi, đánh giá khách quan dựa trên các tiêu chí mà công ty đã đưa ra cho vị trí đó. Khi phía công ty càng đặt nhiều câu hỏi thì càng khai thác rõ hơn về các thông tin và năng lực của ứng viên, nhưng sẽ vẫn xoay quanh trọng tâm, chứ không hỏi lan man, ngoài lề. Vậy cụ thể hơn, nhà tuyển dụng thường đánh giá những điều gì, có các tiêu chí nào để đánh giá ứng viên khi phỏng vấn để đảm bảo công bằng và chọn đúng người phù hợp?
Nhà tuyển dụng đánh giá những điều gì khi phỏng vấn?
Tuỳ mỗi công ty, mỗi vị trí ứng tuyển và quan điểm tuyển dụng của HR mà sẽ có các tiêu chí khác nhau để đánh giá ứng viên khi phỏng vấn, nhưng thường sẽ xoay quanh những điều sau:
- Kiến thức chuyên ngành: Dù mới ra trường hay đã đi làm lâu năm, thì bắt buộc ứng viên phải vững kiến thức chuyên ngành thì mới tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng, chứ vào phỏng vấn mà lơ ngơ, lóng ngóng, trả lời sai lệch kiến thức chuyên môn, thì làm sao công ty dám tin tưởng nhận vào làm việc?
- Kinh nghiệm làm việc: Đây là tiêu chí mà đương nhiên nhà tuyển dụng sẽ dựa vào để đánh giá, vì nó phản ánh tận 60% năng lực làm việc của ứng viên, với sinh viên mới ra trường thì có thể bỏ qua điều này, nhưng khi bạn đã đi làm được nhiều năm thì cần có kinh nghiệm vững vàng mới tăng được cơ hội việc làm;
- Kỹ năng mềm: Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng sẽ có 1 số câu hỏi để khai thác & đánh giá mức độ thành thạo các kỹ năng mềm liên quan tới công việc, vì chúng sẽ giúp tăng khả năng hoàn thành tốt những việc được giao;
Bên cạnh 3 tiêu chí đánh giá phổ biến nêu trên, thì tuỳ mỗi công ty sẽ có thể add thêm nhiều tiêu chí khác để đánh giá kỹ hơn về năng lực của ứng viên, từ đó có thể so sánh, cân nhắc và lựa chọn được người phù hợp nhất.
Làm sao để HR xác thực thông tin khi phỏng vấn?
Sau khi tìm hiểu, thì bạn sẽ thấy rằng buổi phỏng vấn cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá được nhiều tiêu chí quan trọng, phản ánh năng lực làm việc của ứng viên, vững kiến thức, vững kinh nghiệm, thành thạo kỹ năng thì khả năng cao rằng khi vào việc sẽ hoàn thành tốt. Tuy nhiên, có xác suất rằng ứng viên tự phóng đại, hoàn hảo hoá năng lực bản thân để lừa nhà tuyển dụng không, chẳng hạn như năng lực chỉ tầm 5 điểm, nhưng bịa lên thành 8-9 điểm, làm sao để HR xác thực thông tin khi phỏng vấn để kiểm tra xem ứng viên đang nói thật hay đang gian dối?
Cách đơn giản nhất chính là khi HR thấy có nghi vấn, họ sẽ xoáy sâu, đặt thêm nhiều câu hỏi liên quan để khai thác rõ hơn về chủ đề, về thông tin mà họ đang nghi ngờ, nếu phát hiện thấy có sự mâu thuẫn, câu trước đá câu sau, không đồng bộ, không thống nhất quan điểm, thì sẽ kết luận được ngay rằng ứng viên đang gian dối, đang nói sai sự thật nên mới không đồng nhát, lúc nói thế này, lúc nói thế kia. Số lần bạn đi phỏng vấn nó không bằng 1 góc của số buổi mà HR phỏng vấn ứng viên đâu, đây là nghề nghiệp, là chuyên môn của họ, nên bạn đừng nghĩ tới việc rằng mình có thể bịa đặt thông tin để qua mặt nhà tuyển dụng, khó lắm, khả năng bị phát hiện cũng rất cao. Hoặc cho dù bạn có thuộc số ít những người hiếm hoi qua mặt được phía HR, được nhận vào làm việc, thì cũng sẽ phát sinh nhiều bất cập, năng lực thật của bạn sẽ lộ ra, bạn yếu kém thế nào thì cấp trên hoàn toàn tự nhìn nhận & đánh giá được, nhiều khi cũng bị trượt thử việc, chứ sẽ không đủ khả năng để được làm nhân viên chính thức.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng phỏng vấn để làm gì, đánh giá những điều gì, làm sao để HR xác thực thông tin khi phỏng vấn? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.