Ngày nào đi làm cũng như bị giam lỏng, kiểm soát chặt quá mức, quy định công ty đặt ra ngày càng nhiều, công việc chồng chất, vừa phải mệt mỏi xử lý công việc, vừa phải đảm bảo tuân thủ nội quy công ty, lỡ vi phạm sẽ bị trừ lương, mất ngày công…Điều này khiến cho nhiều người lao động cảm thấy bất bình, dù chỉ đi làm công ăn lương, nhưng bạn vẫn cần một môi trường tốt, giúp tăng cảm hứng làm việc thay vì suốt ngày bị kiểm soát, bắt phạt. Vậy quy định công ty ngày càng khắt khe thì phải làm sao?
>> Kỷ luật, nội quy công ty có giúp nhân viên làm việc tốt hơn?
Vì sao công ty phải siết chặt nội quy?
Đi làm phải có quy định, quy củ thì nhân viên mới nghiêm túc làm việc, đảm bảo giờ giấc, tập trung xử lý các việc được giao. Đây là điều hoàn toàn bình thường, chứ bạn không thể nào yêu cầu công ty phải bỏ hết quy định. Chẳng hạn như việc check in, check out mỗi ngày, phải check đủ công và đúng thời gian, giúp cho giờ giấc làm việc của mọi người chuẩn chỉnh hơn, tránh trường hợp muốn tới lúc nào thì tới, muốn về lúc nào thì về, thậm chí có người còn lạm dụng thời gian làm việc để đi ra ngoài cafe, ăn uống, xử lý chuyện cá nhân trong khi công ty vẫn phải trả lương, thì sẽ rất vô lý.
Hoặc về quy trình làm việc cũng cần phải rõ ràng, có các quy định mà nhân viên phải tuân theo để đảm bảo chất lượng công việc, tránh việc xung đột lợi ích cá nhân, hoặc cheating, lợi dụng lỗ hổng để trục lợi cá nhân, gây thiệt hại cho công ty. Đó là những lý do khiến cho công ty nào cũng phải có nội quy, thậm chí chúng cũng thường xuyên được cập nhật, siết chặt hơn để quản lý hiệu quả công việc tốt hơn.
Bất bình khi quy định công ty ngày càng nhiều
Tuy nhiên, đứng ở khía cạnh người lao động, bạn là một người hoàn toàn tự giác, tuân thủ giờ giấc và nghiêm túc làm việc, không gian lận hay cheating gì. Bạn đồng ý với việc công ty phải có nội quy, nhưng điều đó nên dừng lại ở 1 mức độ nào đó, chứ khi công ty ngày càng “đẻ” ra nhiều quy định, thì bạn lại càng cảm thấy mình bị gò bó hơn, lúc nào cũng phải trong khuôn khổ, 1 là 1, 2 là 2, không thoải mái để làm việc, để sáng tạo hay có những ý tưởng giúp tăng hiệu suất làm việc.
Chưa kể tới việc lâu lâu lại có luật mới, thêm thắt quy định này kia, siết chặt nội quy nhiều hơn, quy trình làm việc cũng thường bị thay đổi, thêm nhiều bước kiểm tra, kiểm duyệt, ký tên xác nhận, khiến người đi làm càng lúc càng mệt mỏi hơn, tiêu cực hơn với công ty, với môi trường làm việc của mình. Thậm chí, một số công ty còn điều chỉnh quy định về lương, phúc lợi, rằng nhân viên phải làm thêm việc này kia, đạt thêm KPI này kia thì mới có thể đạt được thu nhập như cũ, còn ai không cố gắng, không làm nhiều hơn thì thu nhập sẽ bị giảm. Đây là chuyện điều chỉnh KPI, không phải giảm lương, trừ lương, nên vẫn tuân thủ luật Lao Động, tuy nhiên, chính điều này đã tạo nên làn sóng bất bình với toàn bộ nhân viên. Vậy quy định công ty ngày càng khắt kheo thì nhân viên phải làm sao?
>> Bao che hay tố cáo khi đồng nghiệp vi phạm nội quy công ty?
Quy định công ty ngày càng khắt khe thì phải làm sao?
Công ty cần có quy định, đó là điều bình thường khi bạn đi làm ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Bạn không nên kỳ vọng rằng bây giờ công ty này nhiều quy định khắt khe quá, nên bây giờ sẽ nghỉ việc, đi tìm 1 công ty khác mà không có quy định, không kiểm soát công ty, để mọi người thoải mái đầu óc. Điều đó sẽ hơi phi thực tế, hoặc nếu thật sự có một công ty như vậy, thì khả năng cao rằng mọi người sẽ làm việc một cách khá lộn xộn, không có quy củ, lúc đó thì bạn sẽ bị mệt mỏi vì các vấn đề khác nữa. Tức là khi thấy công ty mình có nhiều quy định, và ngày càng khắt khe hơn, thì việc bạn cần làm là phải bình tĩnh, phân tích đúng sai, xem liệu chúng có hợp lý không, vì sao công ty lại bổ sung thêm các nội quy A, B, C này kia?
Nếu công ty bổ sung quy định A, có phần khắt khe hơn trong việc quản lý chứng từ sau khi bán hàng, và bạn thấy rằng điều đó hợp lý, tránh các sai sót về hợp đồng, biên lai, chênh lệch số tiền thu của khách, loại bỏ trường hợp cheating, thì đây là 1 quy định bình thường, mặc dù sẽ khiến bạn vất vả hơn, nhưng đây là 1 quy định có mục đích rõ ràng, tốt cho tập thể. Ngược lại, nếu công ty bổ sung quy định B, quá khắt khe, chẳng hạn như nhân viên quên chấm công thì xem như không đi làm, sẽ bị mất 1 ngày lương, tự nhiên công sức làm quần quật cả ngày mà bị chấm là vắng, không đi làm, không trả lương, thì sẽ cực kỳ bất bình cho người lao động. Vì sao công ty không thêm 1 bước để đảm bảo quyền lợi người lao động hơn, chẳng hạn như nhân viên quên chấm công thì sẽ nhờ quản lý xác nhận xem có đi làm không, hoặc trích xuất camera để đối chiếu, kiểm chứng? Chứ nếu không check gì hết mà mặc định không tính lương luôn thì quá vô lý.
Khi gặp trường hợp này, bạn nên phản hồi với cấp trên, cùng với các nhân viên khác gửi đơn đề nghị công ty xem xét lại, nếu công ty không thay đổi điều đó, và ngoài ra còn có thêm nhiều quy định khắt khe khác nữa, thì lúc này bạn nên cân nhắc tới việc chuyển công ty. Còn nếu công ty nhận ra vấn đề và điều chỉnh lại quy định cho hợp lý hơn, thì bạn vẫn nên tiếp tục làm việc. Dù nhiều quy định, nhưng nó sẽ hữu ích cho công việc, giúp đảm bảo hiệu suất làm việc của nhân viên, và ở công ty nào cũng đều sẽ có nội quy riêng.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng quy định công ty ngày càng khắt khe thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Bị chèn ép trong công việc có nên phốt lên mạng xã hội không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.