Học tập là điều mà chúng ta cần làm, sau khi học xong cấp 1, cấp 2, cấp 3, thì sẽ bước sang 4 năm đại học, sau đó, khi ra trường sẽ bắt đầu tìm việc làm, kiếm tiền,… đó là quy luật bình thường mà chúng ta đều biết, đều được ba mẹ định hướng sẵn ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, khi càng học càng thấy kiến thức phức tạp, mệt mỏi, áp lực quá nhiều, thì một số bạn sinh viên đã đặt câu hỏi rằng vì sao phải đi học chi cho mệt, nếu không học nữa có sao không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé?
>> Vì sao cấp 3 học giỏi mà lên năm 1 bị học lực trung bình?
Vì sao phải đi học chi cho mệt?
Đi học có mệt không? Tất nhiên là có rồi, mà nó còn kéo theo nhiều áp lực của chuyện học hành, thi cử, điểm số, cộng thêm chuyện các kiến thức ở đại học cũng cực kỳ phức tạp, thì lại càng khiến sinh viên phải đau đầu hơn. Vậy vì sao sinh viên phải đi học chi cho mệt? Để có thể đi làm kiếm tiền, tìm được công việc tốt, với mức lương cao, thì bắt buộc chúng ta phải có kiến thức chuyên môn, vững kiến thức chuyên ngành, đó là những điều mà sinh viên sẽ tích luỹ được khi đi học, hơn nữa, nếu không có kinh nghiệm làm việc, mà cũng chẳng có kiến thức, thì làm sao có công ty nào dám tuyển mình?
Bên cạnh đó, đi học, nhất là khi học các môn chuyên ngành cũng giúp sinh viên hiểu rõ hơn, hình dung chính xác hơn về công việc sau này mình sẽ theo đuổi, để tự cân nhắc, đánh giá xem liệu mình có hợp với ngành này không, có thích chuyên ngành này không, có khả năng gắn bó lâu dài không, nó giống như một cách để sinh viên được hướng nghiệp. Ngoài ra, chúng ta ai cũng phải đi học từ khi còn nhỏ tới tận năm 22 tuổi mới tốt nghiệp đại học, là để trau dồi cho mình khả năng học hỏi, giúp não bộ rèn luyện khả năng tư duy, tiếp thu, phân tích logic, đó là những điều rất cần thiết để chúng ta trau dồi, phát triển bản thân, ngày càng vững vàng tư duy và năng lực hơn.
Nếu bỏ ngang, không học nữa có sao không?
Sau khi giải đáp được chuyện vì sao phải đi học chi cho mệt, thì nhiều bạn sinh viên đã hiểu ra vấn đề, quyết định rằng mình sẽ cố gắng, nỗ lực học tập hơn, dù sao thì bây giờ mệt mỏi, vất vả, nhưng tương lai của mình cũng sẽ tươi sáng hơn, bây giờ ráng chịu khổ, chịu cực cũng được. Tuy nhiên, ở hướng ngược lại, có một số bạn sinh viên vẫn cảm thấy cực kỳ chán nản với chuyện học hành, cho rằng mình học mãi không vô, không hiểu bài, lẫn lộn kiến thức lung tung, giống như kiểu mình không có năng khiếu trong việc học hành, mình sinh ra không phải để đi học, cảm thấy bây giờ có cố gắng thêm nữa thì cũng không giải quyết được gì, không thể học tốt hơn được.
Lúc đó, các em sẽ lăn tăn rằng nếu bỏ ngang, không học nữa thì có sao không? Tất nhiên là có sao rồi, đầu tiên, điều đó sẽ khiến ba mẹ cảm thấy rất buồn, hụt hẫng, và chính các em đang phá bỏ toàn bộ những kỳ vọng, cố gắng, nỗ lực của ba mẹ trong việc dạy dỗ, trang trải học phí để cho mình được học hành đàng hoàng, đầy đủ như các bạn đồng trang lứa, vậy mà bây giờ lại bỏ ngang vì chán nản, vì thấy rằng sao phải học chi cho mệt. Tiếp theo, bỏ ngang việc học cũng sẽ hạn chế cơ hội nghề nghiệp của các em trong tương lai, sẽ khó lòng tìm được các công việc về chuyên môn, chuyên ngành, khó lòng apply vào các công ty lớn, tập đoàn nước ngoài, vì hầu như những công ty ấy đều yêu cầu bằng cấp, bằng đại học, sẽ không nhận những ứng viên chưa hoàn tất chương trình học, bỏ học giữa chừng. Vậy là sau này các em sẽ chỉ apply được những công việc không yêu cầu bằng đại học, và số lượng những nơi đó sẽ ít hơn nhiều, không đa dạng để mình lựa chọn apply khi có bằng đại học.
>> Môn 2 tín chỉ được nghỉ bao nhiêu tiết mà không bị cấm thi?
Không tốt nghiệp đại học có thành công được không?
Sau khi đã hiểu rằng nếu bỏ ngang, không học nữa, thì cơ hội việc làm của mình sẽ bị hạn chế, sẽ chỉ apply được một số ít công việc không yêu cầu bằng đại học, thì một số bạn vẫn chấp nhận điều đó, chứ không muốn sao phải học tiếp chi cho mệt, như kiểu đang bắt ép, tự hành xác bản thân. Tuy nhiên, các em sẽ lăn tăn rằng liệu không tốt nghiệp đại học có thành công được không, có cơ hội được tăng lương, thăng tiến không, hay là cứ phải suốt ngày làm những công việc phổ thông, không yêu cầu chuyên môn, bằng cấp đại học?
Thật ra, trong xã hội có người này người kia, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra những câu chuyện về những người thành công, gặt hái được rất nhiều thành tựu mà không cần sở hữu bằng đại học, thậm chí có người còn bỏ ngang việc học nhưng sau này vẫn thành công theo cách riêng, trên con đường riêng của họ. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ hơn thì các em sẽ thấy rằng mặc dù không theo con đường học tập, đào tạo chính thống trong trường đại học, nhưng họ vẫn tự học, tìm tòi, nghiên cứu, trau dồi các kiến thức trong lĩnh vực mà họ quan tâm, đam mê, tức là họ học theo cách riêng, vẫn sẽ học, chứ không bỏ luôn chuyện học hành. Ngoài ra, khi quyết định chấm dứt việc học, đồng nghĩa với việc các em khẳng định rằng mình không thích học, không có nhu cầu học hỏi, vậy thì liệu khi vào công ty làm việc sau này thì các em có tinh thần học hỏi, tiếp thu khi được training, hướng dẫn không, có học hỏi được kinh nghiệm làm việc để mình tiến bộ hơn không? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, là nghi vấn giúp các em hiểu rằng học tập là điều quan trọng, chúng ta phải luôn trong trạng thái ham học, chủ động học hỏi, thì mới nâng cao năng lực, phát triển bản thân và có nhiều cơ hội chạm tay tới thành công hơn.
Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng sao phải đi học chi cho mệt, nếu không học nữa có sao không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Điểm D ở đại học có bị tính là rớt môn không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.