Đa số sinh viên đều phải đối mặt với áp lực điểm số, tức là phải cố gắng học làm sao để đạt điểm cao, học lực loại giỏi, lọt vào top đầu của lớp. Điểm số hoàn toàn có thể là động lực để các em phấn đấu. Tức là mình sẽ lấy nó làm mục tiêu, làm đích đến để mình cố gắng học tập thật tốt, đạt kết quả thật tốt. Tuy nhiên, sinh viên hãy làm chủ điểm số, đừng biến mình thành nô lệ của điểm số, đừng để nó trở thành cơn ác mộng và khiến mình ăn không ngon, ngủ không yên…
>> Sinh viên phải làm sao khi bị rớt môn ở đại học?
Điểm số ở đại học phản ánh điều gì?
Điểm số ở đại học phản ánh năng lực học tập và sự chăm chỉ của sinh viên. Những sinh viên chăm chỉ học tập, chăm chú nghe giảng, luôn làm bài tập đầy đủ sẽ đạt điểm số cao hơn những bạn không tích cực học tập, lười làm bài tập. Tức là những bạn có khả năng học hỏi tốt và siêng năng thì thường sẽ có điểm số cao hơn. Nhà tuyển dụng thường dựa vào tiêu chí này để đánh giá sinh viên mới ra trường, vì các em đều là những tờ giấy trắng cần được rèn dũa, cần được đào tạo, nên những ai có khả năng học hỏi tốt và chăm chỉ thường sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Bên cạnh đó, điểm số cũng phản ánh đến 70% kiến thức chuyên ngành mà các em đã tiếp thu được. Tức là đa phần những sinh viên đạt điểm số cao, tốt nghiệp loại giỏi thường sẽ vững kiến thức chuyên ngành. Đó là cơ sở và nền tảng để nhà tuyển dụng cho rằng các em sẽ nhanh chóng hoà nhập với công việc và có khả năng hoàn thành tốt công việc ở những vị trí liên quan tới chuyên ngành mà mình theo học. Tóm lại, điểm số quyết định một phần không nhỏ đến cơ hội nghề nghiệp sau này của sinh viên mới ra trường. Đây cũng chính là lý do lớn nhất khiến rất nhiều phụ huynh đặt kỳ vọng cao vào kết quả học tập của con cái.
>> Phải làm sao khi kết quả học tập không như kỳ vọng của ba mẹ?
Làm thế nào để sinh viên làm chủ điểm số ở đại học?
Điểm số là điều cực kỳ quan trọng đối với sinh viên. Ai cũng muốn mình đạt điểm số cao, học lực giỏi. Nhưng có một điều mà các em cần lưu ý, đó chính là “Hãy làm chủ điểm số – Đừng làm nô lệ của điểm số”. Như thế nào là nô lệ của điểm số? Tức là các em hoàn toàn đuối sức, phải luôn đuổi theo điểm số mà không làm chủ được chúng. Khi làm bài kiểm tra hoặc khi đi thi, các em lại trông chờ vào may rủi nhiều hơn việc tự tin vào kiến thức của mình, các em trông chờ đề thi dễ, trúng tủ, giáo viên chấm bài dễ,… Vậy nếu lỡ trúng đề thi khó hoặc lệch tủ thì sao? Chắc chắn các em sẽ bị điểm kém, thậm chí là rớt môn và lại càng bị áp lực điểm số hơn nữa. Như thế thì đích thực mình đang là nô lệ của điểm số.
Đừng để mình trở thành nô lệ của điểm số. Sinh viên hoàn toàn có thể làm chủ điểm số của bản thân bằng cách tập trung nghe giảng, chăm chỉ làm bài tập, chỗ nào chưa hiểu sẽ hỏi giảng viên ngay, tự chủ động đọc thêm các tài liệu liên quan, học nhóm cùng bạn bè để nắm vững kiến thức, ôn tập thật kỹ trước khi thi học kỳ,… như thế thì chắc chắn các em sẽ nắm trong tay rất nhiều cơ hội để đạt điểm số cao. Lúc này, các em là người làm chủ điểm số, là người chủ động quyết định số điểm của mình, chứ không còn phải ngồi cầu mong cho gặp may mắn, gặp đề thi dễ… nữa. Đồng ý là trong thi cử cũng có một xíu yếu tố may rủi, nhưng nó chỉ là một phần thôi, các em hoàn toàn có thể gạt nó sang một bên để làm chủ điểm số khi mình đã ôn tập kỹ và vững kiến thức của môn học. Chúc các em học tốt!
>> Sinh viên phải làm sao khi học ngày học đêm mà vẫn chưa giỏi?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.