Home Học tậpHọc hành, thi cử Sinh Viên Phải Làm Sao Khi Bị Rớt Môn Ở Đại Học?

Sinh Viên Phải Làm Sao Khi Bị Rớt Môn Ở Đại Học?

by Hoàng Khôi Phạm
Sinh Viên Phải Làm Sao Khi Bị Rớt Môn Ở Đại Học?

Khi lên đại học, sinh viên sẽ phải tiếp xúc và làm quen với rất nhiều môn học khác nhau. Đa số môn học sẽ khá khó nhằn và khiến các em cực kỳ vất vả để vượt qua, thậm chí nếu gặp phải những giảng viên khó tính thì khả năng các em bị điểm kém và rớt môn cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy sinh viên phải làm sao khi bị rớt môn ở đại học?

Cảm giác rớt môn ở đại học sẽ ra sao?

Rớt môn ở đại học chắc chắn là điều mà chẳng sinh viên nào mong muốn. Nhưng nếu lỡ xui rủi rớt môn thì sẽ thế nào? Cảm giác rớt môn ở đại học thật sự không hề dễ chịu, các em sẽ cảm thấy cực kỳ bực bội và thất vọng về bản thân. Lúc đó, có bạn sẽ tự trách mình yếu kém, trách mình lười biếng, vì sao mình không cố gắng học tốt hơn. Hoặc cũng có những bạn cực kỳ bực bộ vì cho rằng mình rớt môn là do xui, do đề thi khó, do giảng viên chấm điểm khó.

Thậm chí có những bạn bi quan hơn, lo lắng rằng việc rớt môn sẽ khiến điểm trung bình học kỳ của mình bị kéo xuống, sẽ khiến mình phải tốn rất nhiều tiền để học lại, sẽ khiến mình có khả năng không thể ra trường đúng hạn, sẽ không biết làm thế nào để đối diện với phụ huynh,… Rất nhiều hệ luỵ không mong muốn sẽ xảy ra khi sinh viên rớt môn ở đại học, và đó toàn là những điều khá tệ, khiến các em dễ dàng bị tuột mood, buồn bã kéo dài suốt nhiều ngày liền.

>> Sinh viên lỡ tốt nghiệp loại trung bình thì phải làm sao?

Sinh viên phải làm sao khi bị rớt môn ở đại học?

Khi bị rớt môn ở đại học, các em có thể buồn, có thể bực, nhưng đừng buồn bực quá lâu, đừng để những điều tiêu cực đó ảnh hưởng quá nhiều đến cảm xúc, tâm trạng và kết quả học tập của mình trong tương lai. Tất nhiên các em cũng không nên quá thờ ơ, không được xem rớt môn là điều bình thường, rớt môn nào thì học lại môn đó. Vì với tư tưởng này thì các em sẽ thiếu đi sự cố gắng, nỗ lực trong tương lai và dễ dàng rơi vào tình huống rớt môn trong những học kỳ tiếp theo.

Khi bị rớt môn ở đại học, các em cần phải nhanh chóng tìm ra những nguyên nhân khiến mình bị rớt môn, đó có thể là vì điểm chuyên cần thấp, vì điểm thuyết trình nhóm thấp, vì mình mắc phải những lỗi thường gặp khi thi cuối kỳ,… Sau đó, các em cần phải tự đưa ra giải pháp để khắc phục những điều đó và không mắc phải sai lầm đó trong những môn học tiếp theo. Tức là các em cần ngăn ngừa nguy cơ tiếp tục bị rớt môn trong tương lai. Còn về môn học mà mình đã rớt thì các em cần phải tự đọc lại giáo trình, xem lại bài tập, chỗ nào chưa rõ thì có thể hỏi các bạn giỏi trong lớp để ít ra mình cũng nắm được nền tảng môn học đó, thì sau này học lại cũng sẽ thuận lợi hơn.

Nói chung là rớt môn ở đại học chính là một thất bại. Điều quan trọng là các em đã đối mặt với thất bại đó như thế nào, vượt qua thất bại đó ra sao và đã rút kinh nghiệm để mình không lặp lại thất bại đó trong tương lai hay chưa? Thất bại là mẹ thành công mà, nếu các em biết rút kinh nghiệm từ thất bại của mình thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công trong tương lai. Tức là dù từng bị rớt môn, điểm kém thì mình vẫn hoàn toàn có thể lội ngược dòng trong tương lai nếu các em đủ cố gắng, quyết tâm và biết tự rút kinh nghiệm cho chính mình. Chúc các em thành công.

>> Rớt môn, điểm kém, học lực chưa giỏi – Làm thế nào để lội ngược dòng?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích