Nhiều người chia sẻ rằng sinh viên mới ra trường không nên nhảy việc, vì nếu nhảy việc nhiều thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá các em là người dễ thay đổi, khó lòng thích nghi và gắn bó lâu dài với công ty. Quan điểm này đúng hay sai? Điều đó hoàn toàn đúng. Vì các lý do sau đây:
Nhảy việc nhiều thì khó lòng gắn bó với công ty
Cho dù các em giỏi kiến thức chuyên ngành đến đâu, vững kỹ năng mềm đến thế nào, nhưng lại không có sự gắn bó, thường xuyên nhảy việc thì sẽ bị loại ngay lập tức. Chẳng ai muốn mất công tuyển vào, mất thời gian đào tạo, xong vài ba tháng thì nhân viên đó lại nghỉ. Điều này đồng nghĩa với việc khi nhà tuyển dụng thấy các em thường xuyên nhảy việc thì sẽ rớt ngay từ vòng CV luôn.
>> Đâu là môi trường làm việc lý tưởng cho sinh viên mới ra trường?
Nhảy việc nhiều thì chưa vững chuyên môn
Có thể kiến thức chuyên ngành trên trường các em học rất tốt, nhưng để ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế thì cần phải mất một quá trình làm việc dài. Các em cần có thời gian để làm quen, thích nghi với công việc, thông thường sẽ mất từ 2-3 tháng. Sau đó, các em mới có thể bắt đầu từ từ ứng dụng các kiến thức đã học vào công việc thực tế, rồi bắt đầu thành thạo công việc, sẵn sàng thử sức với các việc yêu cầu chuyên môn cao hơn, vững hơn.
Còn nếu các em thường xuyên nhảy việc, làm mỗi nơi được tầm 2-3 tháng rồi nghỉ, thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng các em chưa vững chuyên môn. Mới làm có 2-3 tháng thì đã làm được gì đâu, có khi còn chưa quen với tính chất công việc và quy trình làm việc nữa kìa.
Nhảy việc do bản thân yếu kém
Một quan điểm phổ biến nữa của nhà tuyển dụng chính là họ sẽ cho rằng vì bản thân ứng viên yếu kém nên mới phải thường xuyên nhảy việc. Tức là nhân viên đó vào rất nhiều công ty, nhưng đều không phát huy được năng lực của mình, khó lòng thích ứng với công việc, nên phải nhảy việc liên tục để tìm cơ hội mới.
Nhảy việc do mông lung, chưa có định hướng rõ ràng
Cuối cùng, nhà tuyển dụng cũng sẽ cho rằng ứng viên thường xuyên nhảy việc là một người mông lung, chưa có định hướng rõ ràng, chưa biết mình thích gì, muốn làm gì, thế mạnh của mình là gì,… mà chỉ apply để thử sức, thấy làm không được, không thích thì lại nhảy việc. Ngoài ra, họ cũng sẽ cho rằng chính vì sự mông lung nên các em đã apply lung tung, chưa thật sự tìm hiểu kỹ về công ty mà đã ứng tuyển. Tất nhiên, nhà tuyển dụng cũng sẽ không có ấn tượng tốt với một ứng viên chưa tìm hiểu về công ty mà đã vội vàng apply rồi.
>> Lo lắng về tương lai? Sinh viên hãy đọc những điều này!
Có thể nhảy việc – Nhưng không nên nhảy việc liên tục
Sau khi nêu ra các quan điểm trên, anh kết luận rằng các em không nên nhảy việc liên tục. Các em vẫn có thể nhảy việc, nhưng ít thôi, trước khi ứng tuyển phải xác định thật rõ xem mình muốn làm gì, có thật sự muốn gắn bó lâu dài với công ty đó hay không, mình có đủ kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt công việc đó hay không,… Nhờ vậy, các em sẽ hạn chế được tình huống mình phải nhảy việc liên tục. Chúc các em thành công!
>> Làm thế nào để có mức lương cao khi ra trường?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.