Home Học tậpHọc hành, thi cử Sinh Viên Stress Học Tập Thì Chữa Lành Bằng Cách Nào?

Sinh Viên Stress Học Tập Thì Chữa Lành Bằng Cách Nào?

by Hoàng Khôi Phạm
Sinh Viên Stress Học Tập Thì Chữa Lành Bằng Cách Nào?

Khi đi học, sinh viên sẽ luôn phải đối diện với nhiều luồng áp lực khác nhau, nhất là khi đặt mục tiêu càng cao hoặc được phụ huynh kỳ vọng càng nhiều, thì các em sẽ càng dễ bị stress hơn khi thấy kết quả học tập thực tế của mình đang không được khả quan. Vậy sinh viên bị stress trong học tập thì chữa lành bằng cách nào, làm sao để giảm tải áp lực? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Môn 2 tín chỉ học bao lâu, mấy tháng sẽ xong?

Vì sao sinh viên bị áp lực trong học tập?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến sinh viên cảm thấy mệt mỏi, áp lực trong học tập, thường sẽ xoay quanh những điều sau:

  • Kiến thức môn học quá khó, phức tạp, khối lượng kiến thức nhiều, sinh viên cảm thấy khó tiếp thu, học mãi không hiểu, cảm thấy chuyện học hành sao quá mệt mỏi;
  • Sinh viên cố gắng học, thấy mình cũng chăm chỉ, dành nhiều thời gian cho việc học nhưng kết quả lại không khả quan, không thấy tiến bộ gì cả, điểm số vẫn cứ bình bình ở mức thấp;
  • Sinh viên bị rớt môn, đã rút kinh nghiệm và học hành tập trung hơn nhưng lịch sử vẫn lặp lại, rớt thêm nhiều lần nữa, càng lúc càng thấy mệt mỏi, stress nhiều hơn;
  • Ba mẹ kỳ vọng nhiều nhưng kết quả học tập của sinh viên lại không tốt, không như mong đợi, rồi bị phụ huynh liên tục trách mắng, chê bai, so sánh với con nhà người ta, khiến các em bị stress;
  • Sinh viên muốn tốt nghiệp đại học loại giỏi nhưng gần tới năm cuối rồi mà điểm số chỉ mới ở mức khá, càng nghĩ tới lại càng thấy mệt mỏi, stress, áp lực, không biết phải làm sao?

Stress học tập kéo theo những tác hại nào?

Khi thấy bản thân bị stress trong học tập, sinh viên cần sớm tìm cách giải quyết triệt để, tránh để điều đó kéo dài quá lâu mà không được giải quyết, vì nó sẽ kéo theo rất nhiều tác hại, chẳng hạn như:

  • Tinh thần mệt mỏi, chán nản, cảm thấy đi học như bị bắt ép, như cực hình, không có một chút cảm hứng nào;
  • Kết quả học tập ngày càng sa sút hơn, vì bị stress quá thì không tập trung để học hiệu quả được, cứ lơ mơ như người mất hồn, mà kết quả học tập đi xuống thì lại càng stress hơn, một vòng lặp luẩn quẩn;
  • Sinh viên dễ có những suy nghĩ tiêu cực, tự ti về năng lực bản thân, cho rằng mình bất tài, vô dụng, có mỗi chuyện học hành cũng không tới nơi tới chốn thì sau này làm được trò trống gì?
  • Dễ có những hành vi mất kiểm soát, bị bạn bè rủ rê cúp học đi chơi game xả stress, rồi nghỉ nhiều quá lại bị cấm thi, bị ba mẹ trách mắng tiếp, rồi stress tiếp;
  • Dễ nghĩ tới gian lận thi cử, quay cóp để đỡ phải học bài, đỡ mệt, nhưng khi bị bắt tại trận thì lại mệt và stress hơn…

>> Sinh viên lận đận trong học tập thì phải làm sao?

Sinh viên stress học tập thì chữa lành bằng cách nào?

Khi bị stress trong học tập, mỗi bạn sinh viên sẽ tự có những giải pháp riêng & phù hợp với bản thân để tự giúp mình giải toả căng thẳng, chữa lành, lấy lại cảm hứng và tinh thần để chiến đấu tiếp, học tiếp, chứ đâu thể nào bỏ học giữa chừng, công sức học tập của mình bấy lâu nay, kỳ vọng của ba mẹ và cả tương lai sau này, đâu phải muốn bỏ là bỏ, thấy nản là bỏ được. Vậy sinh viên bị tress trong học tập thì chữa lành bằng những cách nào?

Một số bạn sinh viên nghĩ ngay tới chuyện tụ tập bạn bè, đi ăn, đi xem phim, đi cafe tám chuyện cho vơi nỗi sầu, xua tan những mệt mỏi, stress xoay quanh chuyện học hành, đây cũng là một cách chữa lành đơn giản & hiệu quả. Một số bạn khác quyết định lên kế hoạch đi du lịch, đi xa khó quá thì đi gần, đi 2 ngày hoặc trong ngày thôi cũng được, miễn sao được nghỉ ngơi, thư giãn, gạt bỏ chuyện học tập sang một bên thì cũng chữa lành được rồi, với lại lâu lâu đi du lịch xả stress, đổi gió, tự thưởng cho bản thân sau những tháng ngày học hành căng thẳng cũng là điều hợp lý, vì là sinh viên nên các em cũng sẽ lựa chọn các chuyến đi & ăn uống giá sinh viên, chứ cũng sẽ không tốn quá nhiều tiền.

Tuy nhiên, bên cạnh những giải pháp chữa lành về mặt tinh thần, thì sinh viên nên lưu ý tới chuyện làm sao để hạn chế chuyện bị stress, tức là tìm cách để mình học tốt hơn, nâng cao kết quả học tập hơn, chứ đừng để nó tiếp tục bị tệ rồi lại stress nữa. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy làm sao để giúp sinh viên học tốt hơn, đỡ mắc công phải đau đầu về chuyện học hành rồi phải loay hoay tìm cách chữa lành nữa?

Cách giúp sinh viên học tốt hơn để đỡ bị stress

Để đỡ bị stress trong tương lai, sinh viên hãy tập trung & nghiêm túc hơn trong học tập, hạn chế tối đa những lúc chểnh mảng, lơ là, lười biếng, tức là mình phải tự có ý thức hơn trong việc học, mà ý thức là điều các em tự chủ, tự quyết định, chứ người khác cũng không đốc thúc được.

Tiếp theo, sinh viên cần phải nâng cao năng lực học hỏi của mình lên, chịu khó động não, tư duy, phân xích, xử lý thông tin nhiều hơn khi nghe giảng, để đảm bảo mình hiểu bài, nắm rõ kiến thức, chứ đừng ngồi im học một cách thụ động, ngồi trơ ra nghe giàng mà không hiểu gì. Để làm được điều này một cách thuận lợi, thì sinh viên nên dành thời gian đọc trước kiến thức bài mới, rồi note lại những chỗ mình chưa hiểu để lên lớp tập trung nghe kỹ phần đó, từ đó sẽ hiểu bài và xâu chuỗi kiến thức dễ hơn. Tất nhiên, khi ôn thi cũng là lúc sinh viên cần nỗ lực và cố gắng rất nhiều, các em cũng có thể học nhóm cùng bạn bè để ôn tập hiệu quả hơn.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng stress học tập thì chữa lành bằng cách nào? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Điểm chuyên cần chiếm bao nhiêu % khi tổng kết môn học?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích